Danh mục

Công cụ thuế, phí trong thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.76 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Công cụ thuế, phí trong thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc" nghiên cứu quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc cũng như phân tích các công cụ thuế, phí mà quốc gia này áp dụng, đối chiếu với thực tiễn ở Việt Nam, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị với công cụ thuế, phí để phù hợp với quá trình hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công cụ thuế, phí trong thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc CÔNG CỤ THUẾ, PHÍ TRONG THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở TRUNG QUỐC Đỗ Thị Thanh Ngà, Nguyễn Thế Thông Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt Quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, lấy sản xuất công nghiệp, dựa vào đầu tư và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên làm hướng đi cho nền kinh tế khiến cho Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức về ô nhiễm môi trường và kéo theo nhiều hệ lụy đối với tự nhiên (hiện tượng sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước, suy thoái và mất đa dạng sinh học). Trước những áp lực đó, kinh tế tuần hoàn (KTTH) nổi lên như một công cụ hữu hiệu, đem lại những hiệu quả tích cực đối với tiến trình phát triển bền vững của quốc gia này. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng và ban hành những chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy, khuyến khích tổ chức, cá nhân triển khai, áp dụng KTTH, một trong số đó là các chính sách áp dụng công cụ thuế, phí. Dựa trên kết quả rà soát, nghiên cứu quá trình thực hiện KTTH ở Trung Quốc cũng như phân tích các công cụ thuế, phí mà quốc gia này áp dụng, đối chiếu với thực tiễn ở Việt Nam, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị với công cụ thuế, phí để phù hợp với quá trình hiện thực hóa KTTH ở Việt Nam. Từ khóa: Trung Quốc, kinh tế tuần hoàn, thuế, phí 1. Mở đầu Kể từ khi cải cách và mở cửa, nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, GDP tăng lên đáng kể. Với phương thức kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, lấy sản xuất công nghiệp, dựa vào đầu tư và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến xuất hiện các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Lượng tài nguyên sử dụng trên đầu người tăng, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp trong khi nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao, quản lý môi trường còn chưa đạt hiệu quả, kèm với đó là tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí1, hiện tượng sa mạc hóa xảy ra, cạn kiệt nguồn nước, suy thoái và mất đa dạng sinh học2 gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Trước áp 1 Li, W. and W. Lin, Circular economy policies in China. Towards a Circular Economy: Corporate Management and Policy Pathways, 2016: p. 95-111. 2 Su, B., et al., A review of the circular economy in China: moving from rhetoric to implementation. Journal of cleaner production, 2013. 42: p. 215-227. 106 | lực khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thiệt hại về kinh tế, Trung Quốc buộc phải thay đổi phương thức phát triển kinh tế tuyến tính truyền thống. Kinh tế tuần hoàn như một mô hình phát triển kinh tế mới, giúp Trung Quốc có thể giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giải quyết được các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây được coi là một mô hình phát triển mới giúp Trung Quốc nhanh chóng tiến đến một nền kinh tế bền vững1. Tại Việt Nam, sau khi KTTH được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực nghiên cứu các giải pháp phù hợp nhằm triển khai, áp dụng KTTH trong thực tiễn. Cơ chế khuyến khích thực hiện KTTH được quy định tại khoản 8 Điều 140 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, trong đó vai trò của công cụ thuế, phí trong quá trình thực hiện KTTH được quy định thông qua các loại hình dự án đầu tư bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý, tái chế chất thải, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Hiện nay, Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 tại Việt Nam đang trong quá trình cập nhật và sửa đổi, các quy định về KTTH có hiệu lực năm 2020 và mức độ tăng trưởng kinh tế - xã hội trong 01 thập kỷ sẽ không còn phù hợp với các quy định tại Luật ban hành năm 2010. Do đó, việc xác định, nhận diện rõ vai trò của công cụ thuế, phí và tìm ra giải pháp hướng tới mục tiêu hiện thực hóa KTTH thông qua học tập các kinh nghiệm tại một quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc là vô cùng cần thiết. 2. Khái quát về quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là thuật ngữ được các học giả Trung Quốc đề xuất vào năm 1998, đến năm 2002, thuật ngữ này được Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia của Trung Quốc phê duyệt với các hướng dẫn cụ thể về cách triển khai, kế hoạch, cách thức vận hành và lựa chọn là chính sách quốc gia cho phát triển bền vững2,3. Năm 2004, Hội đồng Nhà nước đã chỉ định ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia tiếp quản việc thực hiện và thúc đẩy KTTH. Năm 2005, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc nghiên cứu về phát triển KTTH trong quá trình đô thị hóa bằng các mô hình thí điểm tại 56 doanh nghiệp, 13 khu công nghiệp, 7 tỉnh, 5 thành phố và 1 thị trấn. Đến năm 2007, danh sách các mô hình thí điểm mở rộng thêm 178 doanh nghiệp. Ngày 29 tháng 8 năm 2008, Luật KTTH ở Trung Quốc đã được thông qua trong 1, 2 Su, B., et al., A review of the circular economy in China: moving from rhetoric to implementation. Journal of cleaner production, 2013. 42: p. 215-227. 3 Yuan, Z., J. Bi, and Y. Moriguichi, The circular economy: A new development strategy in China. Journal of Industrial Ecology, 2006. 10(1‐2): p. 4-8. | 107 cuộc họp Ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 và có hiệu lực vào năm 20091. KTTH là trọng tâm của Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) và Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) của Trung Quốc. Mục tiêu chính của Luật KTTH ở Trung Quốc là nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tách rời mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên2. Nền KTTH ở Trung Quốc được phát triển qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (trước năm 1992), tập trung vào việc tận dụng toàn diện nguồn lực. Mục đích chính của giai ...

Tài liệu được xem nhiều: