Danh mục

Cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.25 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung phân tích yếu tố cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh. Thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp và kết quả phân tích mô hình định lượng đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh, bài viết đã phát hiện các yếu tố cộng đồng dân cư tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong phát triển loại hình du lịch này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh34 Trần Thu Thủy Cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh Trần Thu Thủy Trường Đại học Hà Tĩnh Email liên hệ: thuy.tranthu@htu.edu.vn Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích yếu tố cộng đồng dân cư trong phát triển dulịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh. Thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp và kết quả phân tíchmô hình định lượng đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh, bài viếtđã phát hiện các yếu tố cộng đồng dân cư tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong pháttriển loại hình du lịch này. Từ khóa: cộng đồng, phát triển, du lịch, Hà Tĩnh Local people in community-based tourism development in Ha Tinh province Abstract: This article focuses on analyzing local people’s roles in community-basedtourism development in Ha Tinh province. Utilizing secondary data and results of quantitativemodel analysis in assessing possibilities of community-based tourism development in theprovince, the article indicates that local communities play an important role in promoting thistype of tourism. Keywords: community, development, tourism, Ha Tinh Ngày nhận bài: 22/02/2020 Ngày duyệt đăng: 10/01/2021 1. Đặt vấn đề Để tồn tại và phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), mức độ tham gia của cộng đồng dâncư có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Cộng đồng dân cư trong nghiên cứu này chỉ bao gồmnhững người dân địa phương đang sinh sống làm ăn trong hoặc liền kề với các khu vực chứatài nguyên du lịch, không bao gồm những người hay các doanh nghiệp từ nơi khác đến làmviệc hay kinh doanh. Cộng đồng dân cư là những người tham gia vào việc tổ chức cung cấpcác dịch vụ để phát triển du lịch đồng thời tham gia vào quá trình bảo vệ, bảo tồn tài nguyênthiên nhiên, môi trường và bản sắc văn hóa của cộng đồng. Hà Tĩnh là một tỉnh nhiều tiềmnăng để phát triển du lịch: Lợi thế biển, rừng, cảnh đẹp tự nhiên và nhiều di tích lịch sử, di sảnvăn hóa vật thể và phi vật thể cấp quốc gia, thế giới. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có truyền thốngvăn hoá, lịch sử lâu đời, nhiều làng nghề truyền thống, nhiều phong tục tập quán trong đờisống sinh hoạt tinh thần cũng như trong đời sống sản xuất, là những nét đẹp cần bảo tồn vàphát huy, với khoảng 80% dân số sinh sống ở nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệplà chủ yếu, hình thành nên những làng quê nông nghiệp trù phú, mang đậm bản sắc vùngquê với những sản phẩm vật chất và tinh thần đặc trưng. Tuy nhiên, việc đầu tư cho du lịchcủa tỉnh hiện chưa cao, các dịch vụ kinh doanh du lịch vẫn còn yếu so với các địa phương kháctrong cả nước. Đặc biệt, người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa quan tâm nhiều đếnTạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 01 (69) - 2021 35loại hình du lịch tương đối phổ biến và hiệu quả hiện nay là DLCĐ để khai thác tiềm năng vàlợi thế du lịch địa phương. Bài viết trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ điều tra khảo sátcộng đồng dân cư tại tỉnh Hà Tĩnh nhằm phân tích yếu tố cộng đồng dân cư trong phát triểndu lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tổng quan về du lịch cộng đồng, mô tả mẫu điều tra Nghiên cứu các nhân tố thuộc về cộng đồng dân cư trong phát triển DLCĐ được thựchiện khá đa dạng, phổ biến. Toson và Timothy (2003) đã nêu bật vai trò và tầm quan trọngcủa sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch, theo đó sự tham gia của cộng đồngvào du lịch là tất yếu và việc tham gia vào DLCĐ ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trênsự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý DLCĐ địa phương với các hộ gia đình. Từ các tài liệuhướng dẫn phát triển DLCĐ cho thấy có 3 mô hình phát triển DLCĐ tại một địa phương: i)Mô hình thứ nhất: cả cộng đồng cùng tham gia vào DLCĐ; ii) Mô hình thứ hai: một bộ phậncộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia vào DLCĐ; và iii) Mô hình thứ ba: liên doanh giữa cộngđồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh. Mức độ tham gia trong mộtdự án DLCĐ của cộng đồng có thể khác nhau tùy theo từng nơi. Một số lựa chọn cho cộngđồng địa phương tham gia như: Cá nhân sản xuất và bán hàng địa phương; Doanh nghiệpdu lịch tư nhân; Một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch một cách khôngchính thức; Các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộngđồng); Liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân;… Wearing và McDonald (2002)cho rằng để lập kế hoạch ở khu vực nông thôn và biệt lập phải có sự tăng cường của các tổchức xã hội và quá trình ra quyết định trong cộng đồng. Nếu toàn bộ hoặc một bộ phận cộngđồng lựa chọn một trong các phương pháp này, thì cần phải phát triển một chiến lược rõ ràngđược thông qua không chỉ bởi các thành viên của cộng đồng địa phương mà còn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: