Danh mục

Công lý phục hồi – một chế định cần áp dụng vào luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công lý phục hồi (restorative justice) là một chế định được áp dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật thế giới, nhất là các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law). Bài viết này phân tích mô hình công lý phục hồi ở một số quốc gia và vận dụng vào Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công lý phục hồi – một chế định cần áp dụng vào luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay CÔNG LÝ PHỤC HỒI – MỘT CHẾ ĐỊNH CẦN ÁP DỤNG VÀO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH TƯ PHÁP HIỆN NAY Nguyễn Văn Tròn Nguyễn Anh Thư TÓM TẮT: Công lý phục hồi (restorative justice) là một chế định được áp dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật thế giới, nhất là các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law). Đây là mô hình khá phù hợp áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm chưa thành niên, vừa đảm bảo tính thượng tôn pháp luật vừa đảm bảo sự hài hòa giữa bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội (mô hình tư tố). Bài viết này phân tích mô hình công lý phục hồi ở một số quốc gia và vận dụng vào Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. Từ khóa: Tư pháp phục hồi, cải cách tư pháp, Việt Nam ABSTRACT: Restorative justice is an institution that is popularly applied in the international legal system, especially in countries under the common law system. This is a fairly suitable model applied to less serious crimes or juvenile crimes, both ensuring respect for the law and ensuring the harmony between the victim and the offender. This article analyzes the restorative justice model in some countries and indicates its applications to Vietnam’s judicial reform currently Keywords: Restorative justice, judicial reform, Vietnam 1. Đặt vấn đề Công lý phục hồi (restorative justice) là một vấn đề còn rất xa lạ trong nền lập pháp hình sự ở nước ta, đây là vấn đề tương đối mới đối với các quốc gia áp dụng mô hình tư pháp hình sự truyền thống (công lý luân lý). Việt Nam sử dụng mô hình công lý luân lý (retributive justice), dựa trên lý thuyết về sự trừng phạt đối với một người nào đó khi họ thực hiện hành vi phạm tội, công lý bắt buộc họ phải gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hình phạt tỉ lệ thuận với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi người  ThS. Nguyễn Văn Tròn, lê v, email: nvtron@ctu.edu.vn  ThS. Nguyễn Anh Thư, Giảng viên Bộ môn Luật, Trường Đại học Tây Đô, email:nguyenanhthu@tdu.edu.vn 81 phạm tội thực hiện. Tuy nhiên, hình phạt nó không phải là sự trả thù của Nhà nước mà nó là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi sai trái của người phạm tội đã gây ra đối với nạn nhân, hoặc xâm phạm đến những giới hạn do luật định, do đó hình phạt không nhắm đến một cá nhân hay tổ chức cụ thể mà chỉ nhắm vào hành vi sai trái. Công lý luân lý thiên về sự trừng phạt và tìm kiếm sự hài lòng, lợi ích vật chất, tinh thần cho nạn nhân và cộng đồng. Trong hệ thống tư pháp hình sự truyền thống không có sự tham gia của cộng đồng, không có diễn đàn hay sự thảo luận, đôi khi không cần sự tham gia của nạn nhân. Trong nền tư pháp luân lý hàm ý rằng người phạm tội đã chống lại nhà nước, người đặt ra giới hạn và duy trì trật tự xã hội và điều đó đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm pháp luật do nhà nước đặt ra. Cho nên, họ phải bị trừng phạt và chịu một mức chế tài tương ứng với tội ác mà người phạm tội đã gây ra. Trái lại với nền tư pháp hình sự truyền thống, công lý phục hồi xem tội phạm không chỉ đơn thuần là hành vi vi phạm pháp luật, nó còn gây tổn hại cho con người, các mối quan hệ và cộng đồng. Do đó, công lý phục hồi là cách tiếp cận sự công bằng, phản ứng với tội phạm bằng cách tổ chức một cuộc họp giữa nạn nhân và người phạm tội, các bên điều phối và đôi khi có sự tham gia của cộng đồng rộng lớn. Mục đích là để người phạm tội và nạn nhân gặp gỡ nhau với sự chứng kiến của cộng đồng hoặc bên điều phối. Nhằm yêu cầu người phạm tội chịu trách nhiệm về hành động của họ, hiểu được tính nguy hiểm và hậu quả do hành vi họ gây ra, cho họ cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình và giáo dục họ không gây thêm những tổn hại cho xã hội. Đối với nạn nhân công lý phục hồi cung cấp cho họ vai trò chủ động tích cực trong quá trình xử lý1, giúp họ giảm bớt lo lắng và bất lực2. Cộng đồng với vai trò rất quan trọng họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm của họ, thảo luận những vấn đề đã xảy ra xem ai phạm tội và mức độ xử lý như thế nào là phù hợp, đồng thời tạo sự đồng thuận trước những yêu cầu của nạn nhân và những gì người phạm tội có thể sửa chữa. Điều này thường bao gồm một khoản tiền bồi thường, lời xin lỗi, việc làm công ích, hoặc các khoản chi phí khác. 1 Rebecca Webber, 'A New Kind of Criminal Justice', Parade, October 25, 2009: https://parade.com/38506/parade/091025-a-new-kind-of-criminal-justice/, [accessed 20 may 2021]. 2 Lawrence W Sherman & Heather Strang. (2007). Restorative justice: The evidence. Smith Institute. Retrieved from https://www.iirp.edu/pdf/RJ_full_report.pdf, [accessed: 20 may 2021]. 82 Mô hình công lý phục hồi tập trung vào việc cải tạo người phạm tội, chữa lành vết thương cho nạn nhân và bồi thường thiệt hại gây ra với sự đồng thuận của cộng đồng hoặc bên điều phối. Đây là mô hình vừa có thể thay thế, vừa có thể bổ sung cho hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. 2. Định nghĩa công lý phục hồi Công lý phục hồi là một khái niệm rất phức tạp và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các học giả. Theo tác giả Daniel W. Van Ness và Karen Heetderks Strong trong tác phẩm Phục hồi công lý – Giới thiệu về công lý phục hồi, cho rằng thuật ngữ công lý phục hồi có khả năng được được đặt ra bởi Albert Eglash vào năm 19583 khi ông phân biệt ba cách tiếp cận đối với mô hình công lý khác nhau: một là, “xét lại công lý” dựa trên sự trừng phạt; hai là, “công bằng phân phối” liên quan đến điều trị, trị liệu đối với người phạm tội; ba là, “công lý phục hồi', dựa trên sự bồi thường với đầu vào từ nạn nhân và người phạm tội 4. Nhà tội phạm học người Anh T ...

Tài liệu được xem nhiều: