Danh mục

Công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.09 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội" đánh giá một cách có hệ thống và khái quát thực tiễn việc khai thác, áp dụng các công nghệ “du lịch thông minh” trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đến di sản của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công nghệ được khai thác trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản đang dừng lại ở mức tương đối sơ khai bao gồm các hệ thống trình chiếu 3D; hiệu ứng âm thanh, ánh sáng; mã QR code; hệ thống thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản của Hà Nội CÔNG NGHỆ DU LỊCH THÔNG MINH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐÊM TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN DI SẢN CỦA HÀ NỘI Nguyễn Thị Xuyến1 Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ vào xây dựng các sản phẩm, các chương trình nhằm phục vụ du lịch đang là xu hướng phát triển bền vững, hiệu quả của các bảo tàng, di tích và di sản tại Hà Nội. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, một trong những giải pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch tại các thành phố lớn chính là xây dựng các chương trình du lịch đêm có sử dụng hệ thống “công nghệ du lịch thông minh”. Từ năm 2020 cho đến nay, Hà Nội đã xây dựng và đưa vào khai thác hoạt động các chương trình du lịch đêm có sử dụng các công nghệ du lịch thông minh bao gồm: chương trình trải nghiệm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn học Việt Nam và di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thông qua việc áp dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích dữ liệu, nghiên cứu này đánh giá một cách có hệ thống và khái quát thực tiễn việc khai thác, áp dụng các công nghệ “du lịch thông minh” trong 7 chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đến di sản của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công nghệ được khai thác trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đến di sản đang dừng lại ở mức tương đối sơ khai bao gồm các hệ thống trình chiếu 3D; hiệu ứng âm thanh, ánh sáng; mã QR code; hệ thống thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các công nghệ cao cấp như công nghệ thực tế ảo (VR) và trí tuệ nhân tạo (AI) mới chỉ được áp dụng duy nhất trong chương trình du lịch đêm mang tên “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị mang tính thực tiễn cũng như định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai. Từ khóa: Công nghệ du lịch thông minh, chương trình du lịch đêm, điểm đến di sản, Hà Nội.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 11/4/2023, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định số 553/QĐ-TCDL vềKế hoạch triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển dulịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo Quyết địnhsố 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ứngdụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển hệ sinh thái dulịch thông minh tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trongthời đại số, hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanhnghiệp, khách du lịch và các chủ thể liên quan. Phát triển du lịch thông minh đảm bảotính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới, quản lý nhà nước ngày càng hiệuquả, góp phần nâng cao năng lực phát triển của du lịch Việt Nam, đưa du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Như vậy, có Khoa Du lịch, Trường Đại học Công Nghệ Đông Á.132 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...thể thấy việc áp dụng công nghệ du lịch thông minh vào phát triển du lịch thông minh làcông tác tiên quyết và là chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tính đến tháng 11/2023, Hà Nội ra mắt 7 sản phẩm trải nghiệm du lịch đêm mới mẻkhởi đầu cho chuỗi hoạt động định hướng phát triển du lịch đêm Hà Nội không những giúp“đánh thức các di tích, di sản” mà còn đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế quốc gia. Cácsản phẩm, chương trình du lịch đêm được đầu tư làm mới về nội dung, hình thức thể hiện,có những sản phẩm được xây dựng mới, lần đầu được giới thiệu. Đặc biệt, các sản phẩmdu lịch đêm tại các điểm đến di sản được làm mới bằng việc áp dụng các “công nghệ dulịch thông minh” giúp làm gia tăng trải nghiệm cho du khách, làm phong phú, đa dạnghơn các sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội. Từ thực tiễn trên yêu cầu cần có những nghiêncứu để hệ thống hóa và liên tục cập nhật sự thay đổi trong công tác khai thác và sử dụngcác “công nghệ du lịch thông minh” trong các chương trình du lịch đêm tại các điểm đếndi sản ở các thành phố lớn nói chung và tại thủ đô Hà Nội nói riêng. Với mục tiêu nghiên cứu để tìm hiểu về thực trạng khai thác và sử dụng các côngnghệ du lịch thông minh trong các chương trình du lịch đêm đầu tiên tại các điểm đếndi sản của Hà Nội, tác giả sẽ tiến hành thu thập, tổng hợp, sắp xếp và đánh giá thôngtin về lịch sử ra mắt các chương trình du lịch đêm cùng với đó là dữ liệu về các côngnghệ du lịch thông minh đang được áp dụng tại các điểm đến di sản của thủ đô tronggiai đoạn từ năm 2020 đến hết tháng 11/2023. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đềtài này chính là các “công nghệ du lịch thông minh” đã được đưa vào sử dụng trong7 chương trình, sản phẩm du lịch đêm đầu tiên tại 4 điểm đến di sản tại Hà Nội baogồm: Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn họcViệt Nam và di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cấu trúc bài viết bao gồm 5 phần chính: tại phần đặt vấn đề, tác giả đưa ra lý dothực hiện nghiên cứu, tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đốitượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu; ở phần thứ 2, tác giả tổnghợp và phân tích hệ thống cơ sở lý thuyết của đề tài; phương pháp thu thập và xử lýdữ liệu được trình bày tại phần thứ 3 của bài viết; từ các kết quả nghiên cứu cùng cácbàn luận được phân tích chi tiết tại phần thứ 4, tác giả đưa ra các kết luận và khuyếnnghị cho các nghiên cứu trong tương lai ở phần cuối của bài viết.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. Công nghệ du lịch thông minh Các nghiên cứu của Shen và cộng sự (2020); Huang và cộng sự (2017); Gretzelvà cộng sự (2015) đưa ra khái niệm chung cho thuật ngữ “công nghệ du lịch thôngminh” (Sm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: