Danh mục

Công nghệ lai giống cây rừng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.49 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những thập niên trước đây, việc trồng rừng chủ yếu là nhằm mục đích phủ xanh thì hiện nay trồng rừng sản xuất lại đòi hỏi phải có năng suất cao. Vì thế công tác giống có vai trò hết sức quan trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ lai giống cây rừng Công nghệ lai giống cây rừng Trong những thập niên trước đây, việc trồng rừng chủ yếu là nhằmmục đích phủ xanh thì hiện nay trồng rừng sản xuất lại đòi hỏi phải có năngsuất cao. Vì thế công tác giống có vai trò hết sức quan trọng... Không có giống được cải thiện và các biện pháp thâm canh thích đáng thìkhông thể đưa năng suất rừng lên cao. Chính nhờ sử dụng giống lai có năng suấtcao và áp dụng các biện pháp thâm canh khác mà hiện nay diện tích đất, đồi trọc ởnước ta đang ngày càng được thu hẹp. Năm 1997 độ che phủ chung của rừng chỉđạt 29% thì hết năm 2000 độ che phủ đã đạt 33,2%, có nơi như tỉnh Tuyên Quangđã đạt 51%. Trong hoàn cảnh như vậy, giống Keo lai (giống lai tự nhiên giữaKeo tai tượng và Keo lá tràm đã được đánh giá qua chọn lọc và khảo nghiệm) củaTrung tâm Nghiên cứu giống cây rừng ra đời là sự đáp ứng kịp thời mong muốncủa sản xuất lâm nghiệp. Thực tế, sự ra đời của giống Keo lai là sự mở đầu cho một phongtrào sử dụng giống có năng suất cao và nhân giống sinh dưỡng trong lâm nghiệp ởnước ta. Tuy được phát hiện muộn hơn các nước khác, song nhờ đi đúng hướngnên có thể nói Việt Nam là nước đầu tiên đã đưa giống Keo lai có năng suất cao vàsử dụng trong sản xuất trên quy mô lớn, trên những vùng sinh thái tốt, giống Keolai của ta có thể đạt năng suất 30 - 40 m3/ha/năm, nơi đất xấu giống Keo lai vẫn cósinh trưởng gấp 1,5 - 3 lần các giống bố mẹ. Đất trồng rừng của Việt Nam là đất trống, đồi núi trọc, nên khôngthể có năng suất rừng trồng cao như ở một số nước khác. Theo TS.Chris Harwood,chuyên gia hàng đầu của CSIRO (Ôxtrâylia), đã đánh giá cao việc gắn nghiên cứukhoa học với sản xuất của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng Việt Nam vànhấn mạnh không có một chiến lược có cơ sở khoa học và được thực hiện tốt thìcả dự án có thể mất đà và bị bỏ phí vì sự phát tán của những kiểu gen cây lai thấpkém không mong muốn. Cùng với việc khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái, các nhàkhoa học Việt Nam đã nghiên cứu tiềm năng bột giấy, tính chất cơ-lý gỗ, lượngnốt sần ở rễ và khả năng cải tạo đất của Keo lai, cũng như các phương pháp nhângiống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô phân sinh và giâm hom. Ðược sự giúp đỡ của tổ chức CSIRO, các nhà khoa học Việt Namđã sử dụng phương pháp phân tử đánh dấu định vị một số gen làm cơ sở cho việcđăng ký bản quyền tác giả. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã tổchức các lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom và chuyểngiao giống gốc cho nhiều đơn vị trong cả nước, cũng như chuyển giao công nghệnuôi cấy mô và giống gốc cho một số đơn vị khác. Một số cơ sở nhân giống bằng nuôi cấy mô do Trung tâm chuyểngiao như Nông lâm trường thực nghiệm Quảng Ninh đã nhân giống Keo lai hằngnăm gần một triệu cây. Nhiều cơ sở khác cũng nhân giống bằng nuôi cấy mô thànhcông cho Keo lai. Cùng với sự phát triển của giống Keo lai là phong trào nhân giốnghom và nuôi cấy mô phân sinh đang phát triển rộng rãi ở các cơ sở nghiên cứu vàsản xuất lâm nghiệp trong cả nước. Giống Keo lai không những được sử dụng trong nước mà còn đượcmột số nước khác quan tâm và xin trao đổi giống, trong đó Malaixia đã nhập đểtrồng trên diện rộng, Công ty Trồng rừng nguyên liệu giấy Oiji 100% vốn củaNhật Bản cũng đang dùng giống Keo lai làm cây trồng chính ở Bình Ðịnh vàQuảng Ngãi. Gần đây Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã chọn thêm một số giốngKeo lai tự nhiên mới, cũng như đã tiến hành lai nhân tạo thành công và đã tạođược hàng chục tổ hợp lai khác loài giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, từ đó đãkhảo nghiệm và chọn được một số cây tốt nhất làm cây đầu dòng tiếp tục khảonghiệm giống để phát triển vào sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã coi Keo lai là một trongnhững giống cây trồng chính của ngành lâm nghiệp. Theo Cục Phát triển lâmnghiệp thì đến nay đã có 100.000 ha Keo lai được gây trồng trong cả nước, riêngnăm 2001 là 30.000 ha. Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu lai giống cho Bạch đànvà đã tạo ra gần 100 tổ hợp lai khác loài cho ba loài Bạch đàn chính ở Việt Nam làBạch đàn urô, Bạch đàn liễu và Bạch đàn caman. Qua khảo nghiệm, đã chọn lọc được 8 tổ hợp lai với 31 cây đầudòng có năng suất gấp 1,5 - 2 lần giống sản xuất tốt nhất, tương đương một sốgiống tốt nhất được nhập từ Trung Quốc. Những giống này đã được Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để khảo nghiệm khu vực hóa ở một sốvùng sinh thái chính. ...

Tài liệu được xem nhiều: