Danh mục

Công nghệ xử lý nước thải của Israel có ứng dụng được ở nước ta

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại hội thảo trực tuyến “Công nghệ xử lý nước thải của Israel” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp tổ chức giữa tháng 8 ở ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, ông Giora Alon, kỹ sư trưởng Cục Quản lý nước thải Israel,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ xử lý nước thải của Israel có ứng dụng được ở nước ta Công nghệ xử lý nước thải của Israel có ứng dụng được ở nước taTại hội thảo trực tuyến “Công nghệ xử lý nước thải của Israel” do Bộ Khoahọc và Công nghệ, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp tổ chức giữatháng 8 ở ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, ông Giora Alon, kỹ sưtrưởng Cục Quản lý nước thải Israel, đã chia sẻ nhiều bí quyết, giải pháp vềquản lý nước sạch, “tái chế” nước thải của Israel cho gần 300 đại biểu lànhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam.Mỗi ngày TP HCM mất 1,4 tỷ đồngTỷ lệ thất thoát nước sạch tại TP HCM hiện nay trên 40%, bởi nhiều đoạntrong hệ thống đường ống cấp nước quá cũ, thường xuyên nứt, vỡ, gây ròrỉ. Tính ra, số lượng nước sạch do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn(Sawaco) cung cấp là 1.246.000m³/ngày đêm, thì mỗi ngày có 500.000m³nước sạch bị rò rỉ. Lấy giá nước 3.000 đồng/m³, mỗi ngày thành phố đã mấttới 1,4 tỷ đồng, mỗi năm là 500 tỷ đồng.Được biết, trong chương trình giảm thất thoát nước trên địa bàn TP HCM,mục tiêu tới năm 2025 sẽ giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch xuống còn 25%.Trước đây, thành phố cũng đề ra mục tiêu chương trình nước sạch giai đoạn2001-2005 là giảm tỷ lệ thất thoát xuống còn 29%, nhưng đến nay tỷ lệ thấtthoát vẫn cao hơn 40%… Trong khi người dân Thủ Đức, Cần Giờ, NhàBè… phải mua nước sạch với giá cao hơn nhiều lần so với giá quy định, thìnhiều nơi nước sạch vẫn chảy tràn lan vì vỡ ống, rò rỉ.Trong khi đó, việc thay mới, sửa chữa đường ống vốn là yêu cầu cấp thiếtlại gặp rất nhiều khó khăn. Hiện TPHCM có khoảng 3.400km đường ốngcấp nước các loại, trong đó khoảng 30% đường ống đã cũ, có thời gian sửdụng trên 30 năm, dễ mục, vỡ.Theo đó, từ năm 1953, Israel với 2/3 diện tích là sa mạc khô cằn, đã đầu tưxây dựng hệ thống đường ống dẫn nước quốc gia. Đường ống này được làmbằng vật liệu bền, có gắn thiết bị kiểm soát áp lực điện tử, đồng hồ đokhông dây… ở trên thành ống để dễ dàng kiểm soát, điều tiết nguồn nước,phát hiện và xử lý các sự cố trong hệ thống đường ống, qua internet và cácthiết bị không dây. Vì vậy, tỷ lệ rò rỉ nước sạch tại Israel chỉ khoảng 10%.Chính vì vậy, nhiều chuyên gia tham dự hội thảo trực tuyến này cho rằng,song song với việc phân vùng, tách mạng để kiểm soát thì việc thay thếđường ống mới, áp dụng theo công nghệ như Israel đã làm có thể ứng dụngđược.Với khó khăn về vốn, TP HCM có thể tiến hành từng bước, mỗi năm thaythế khoảng 250 - 300 km đường ống cũ, đồng thời hạn chế tối đa các mốinối, tránh nguy cơ rò rỉ nước từ những mối nối này.Bài học tiết kiệm nước từ IsraelĐể tiết kiệm nước sạch tưới tiêu trong nông nghiệp ( vốn chiếm khoảng75% lượng nước sạch sử dụng ), Israel đã áp dụng rất nhiều phương pháp,phổ biến nhất là phương pháp tưới nhỏ giọt. Từ một bể chứa trung tâm,nước được dẫn qua một hệ thống ống dẫn tới các thiết bị tạo giọt đặt sát gốccây đã hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và tiết kiệm tới 60%lượng nước.Đứng đầu thế giới về tiết kiệm nước, Israel cũng đi đầu trong công nghệ táichế nước. Nước thải công nghiệp, sinh hoạt ở nước này đều được thu gom,xử lý triệt để, sau đó dùng để tưới cây… nên tỷ lệ nước thải được tái sửdụng ở Israel lên tới 75%.Ở Israel, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom vào các hệthống xử lý tập trung. Ở các hệ thống này sử dụng các giải pháp xử lý dựavào từ tính ( sử dụng thanh nam châm để tách các chất hữu cơ độc hại nhưdầu, chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm và kim loại nặng trong nước thải ); xử lýbằng phương pháp kết đông điện từ ( xử lý loại bỏ kim loại nặng trongnước bằng việc đưa hyđrôxyt kim loại trùng hợp, là phương pháp dùng đểxử lý nước thải công nghiệp và đô thị ); xử lý bằng cách làm lắng đọng (nước được làm sạch bằng việc lắng chất bẩn có thể được sử dụng trongnông nghiệp )…Sử dụng các giải pháp nào là tùy thuộc từng loại nước thải, sẽ khử bỏ đượcđộc tố, tạp chất hữu cơ, kim loại nặng trong nước thải để tạo ra nước sạch,phục vụ nông nghiệp, tưới cây trồng...Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về việc áp dụng giải pháp nhà kính vàtưới nhỏ giọt trong nông nghiệp đã được triển khai. Tuy vậy, mô hình nàymới chỉ được ứng dụng ở một số cơ sở trồng hoa, thanh long và rau sạch ởNinh Thuận, Đà Lạt và TPHCM… Việc triển khai nhân rộng mô hình nàychưa được quan tâm đúng mức.Còn nước thải công nghiệp từ các nhà máy, khu công nghiệp sau khi xử lýsơ bộ ( thậm chí chưa đạt chất lượng yêu cầu ) được phép xả thẳng ra sôngngòi, kênh rạch, vừa lãng phí và gây ô nhiễm môi trường, vừa “tạo điềukiện” cho doanh nghiệp sai phạm…Chính vì thế, Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến, chủ trì hội thảo, đãnhấn mạnh, Israel là một quốc gia có nền khoa học và công nghệ tiên tiếnhàng đầu thế giới, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm, xử lý tái sử dụng nước.Bên cạnh đó, Israel còn là nước đi đầu trong sử dụng tiết kiệm nước và xửlý nước từ nguồn nước thải công nghiệp… Những kinh nghiệm quý giá nàyđáng để ta học tập, áp dụng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: