Mục tiêu nghiên cứu của bài viết "Công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng mềm rời vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế" nhằm đánh giá tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan đến công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ gắn với tìm kiếm - thăm dò, quản lý, khai thác sử dụng nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời ở lãnh thổ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Mời bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng mềm rời vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế 1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ, TÌM KIẾM - THĂM DÒ VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỀM RỜI VÙNG QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ (The overall of Quaternary Sediment Research, Search - Exploration, Management and Use of Granular - Cohesion Natural Building Materials in Quang tri - Thua Thien Hue Area) Đặng Quốc Tiến, Nguyễn Thanh, Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Mục đích của bài báo là đánh giá tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan đến công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ gắn với tìm kiếm - thăm dò, quản lý, khai thác sử dụng nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời ở lãnh thổ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò, quản lý và sử dụng nguồn vật liệu xây dựng mềm rời trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Vật liệu xây dựng tự nhiên, trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò, quản lý. Abstract: The purpose of this paper is to assess the overall some typical research works, related to research Quaternary sediments, associated with the search - exploration, management, exploitation and use of granular - cohesion natural building materials in Quang Tri - Thua Thien Hue. On this basis, the authors assessed the achievements as well as shortcomings and limitations in Quaternary sediment research, search - exploration, management and use of these building material resources on the study area. Keywords: Natural building materials, Quaternary sediments, search - exploration, management. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thông thường, trong xây dựng, chi phí về vật liệu xây dựng chiếm 74-75% đối với công trình dân dụng - công nghiệp; 70% đối với công trình giao thông và 50% tổng giá thành công trình thủy lợi, thủy điện [4]. Do vậy công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời nói riêng là vô cùng quan trọng, không những mang tính cấp bách cao mà còn có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn. Trong thời gian qua công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng vật liệu xây dựng tự nhiên, kể cả vật liệu xây dựng liên quan đến trầm tích Đệ Tứ ở nước ta và vùng nghiên cứu đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp các chủng loại vật liệu khác nhau cho ngành xây dựng (cát cuội sỏi, đất sét gạch ngói, đất san nền, đá xây dựng...) cũng như chủ động về nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ,... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập từ khâu quy hoạch, tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng; quy hoạch nhu cầu vật liệu xây dựng đến khâu quy hoạch, cấp phép khai thác, sử dụng vật liệu, nhất là vật liệu xây dựng liên quan đến trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Thật vậy, công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 - 1:50.000 cũng như một số đề tài nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ đã được triển khai ở vùng nghiên cứu từ nhiều năm nay. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thành lập được bản đồ địa chất Đệ Tứ chi tiết như là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng mềm rời Đệ Tứ của lãnh thổ nghiên cứu. Mặt khác, do công tác tìm kiếm, thăm dò vật liệu xây dựng tự nhiên thường nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, khối lượng và loại hình thí nghiệm thành phần vật chất, tính chất vật liệu còn ít,... nên chưa làm sáng tỏ được đặc điểm phân bố, chưa khoanh định được các loại hình vật liệu cũng như đánh giá chất lượng, trữ 2 lượng tiềm năng, tài nguyên dự báo vật liệu xây dựng trầm tích Đệ Tứ có độ tin cậy cần thiết. Do vậy, khối lượng, chủng loại vật liệu xây dựng thăm dò đưa vào khai thác hàng năm thường quá thấp, không đảm bảo nhu cầu sử dụng (ở Thừa Thiên Huế lượng cát khai thác năm 2015 chỉ đạt 41.384m3 so với nhu cầu sử dụng là 1.398.800m3, năm 2016 là 97.000m3 so với nhu cầu sử dụng là 1.455.000m3; ở tỉnh Quảng Trị lượng cát khai thác năm 2015 là 84.224m3, năm 2016 là 58.510m3 so với nhu cầu sử dụng là 420.000m3, đất sét năm 2016 là 46.018m3,...) [6, 8, 9]. Ngoài ra, có không ít mỏ vật liệu thăm dò xong nhưng do chất lượng không đảm bảo nên không khai thác, sử dụng được. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp vật liệu xây dựng hàng năm nói trên cũng là nguyên nhân gia tăng hoạt động khai thác cát sỏi trái phép ở nhiều địa phương khác nhau. Tiếp theo là vấn đề quy hoạch khai thác, sử dụng vật liệu cũng còn nhiều bất hợp lý, lãng phí tài nguyên khoáng sản. Nhiều vùng cát trắng thủy tinh (nguyên liệu sản xuất thủy tinh chất lượng cao) chỉ được sử dụng làm nền cho các khu công nghiệp, khu đô thị,... Bên cạnh đó, tình trạng quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được phê duyệt trong khi quy hoạch về phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh chưa thực hiện xong (tỉnh Quảng Trị). Thêm vào đó, quy hoạch khoáng sản ở địa phương thường do Sở Xây dựng chủ trì lập trong khi cơ quan tham mưu cấp phép thăm dò, khai thác là Sở Tài nguyên và Môi trường [9], dẫn đến sự chồng chéo về thực hiện, cấp phép chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng địa phương, khâu quy hoạch thiếu tài liệu, việc khảo sát, thi công công trình khoan để đánh giá chiều dày không được thực hiện, thí nghiệm đánh giá chất lượng chưa đầy đủ còn khá phổ biến... Việc nghiên cứu tổng thể về trầm tích Đệ Tứ chưa được triển khai đầy đủ mà chủ yếu căn cứ vào tài liệu địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch, cũng như công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản. 2. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ Khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đã được các nhà địa chất người Pháp và Việt Nam nghiên cứu từ rất sớm, đồng thời đã khoanh vùng ...