Danh mục

Công tác phối hợp giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non triển khai thực hành thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.85 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết của chúng tôi tập trung vào phân tích tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non trong việc đào tạo giáo viên, những khó khăn trong công tác phối hợp và phân tích các yếu tố quyết định hiệu quả phối hợp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác phối hợp giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non triển khai thực hành thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non 45 CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG VỚI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRIỂN KHAI THỰC HÀNH THỰC TẬP TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON ThS. Trần Xuân Hòa Trường phòng Quản lý Đào tạoTóm tắt Năng lực nghề nghiệp của người học được quyết định bởi chất lượng cáchoạt động rèn luyện, phát triển năng lực mà họ được tham gia trong quá trìnhhọc tập. Chất lượng đào tạo của Trường sư phạm được thể hiện ở mức độ thíchứng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sinh viên khi ra trường. Vì vậy, nhà trườngphải đặc biệt coi trọng việc xây dựng mối quan hệ phối hợp với Trường mầmnon trong việc đào tạo giáo viên. Bài viết của chúng tôi tập trung vào phân tíchtầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa trường Cao đẳngSư phạm Trung ương với các trường mầm non trong việc đào tạo giáo viên,những khó khăn trong công tác phối hợp và phân tích các yếu tố quyết định hiệuquả phối hợp này.Từ khoá: Chất lượng, phối hợp, năng lực, xây dựng, rèn luyện, phát triểnĐặt vấn đề Hiện nay, trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non, TrườngCao đẳng Sư phạm Trung ương không chỉ có chương trình đào tạo ngành Giáodục mầm non mà còn có chương trình đào tạo kết hợp giữa ngành Giáo dụcmầm non với các ngành khác như: Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Côngtác xã hội, Giáo dục đặc biệt… Việc xây dựng các chương trình song ngành giữangành Giáo dục Mầm non với ngành chuyên biệt là một trong những giải phápquan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về đào tạo Giáo viên Mầm non, đàotạo giáo viên chuyên biệt cho các trường Mầm non chất lượng cao, giải quyếtcác vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em (như công tác xã hội đối với trẻ em,chăm sóc trẻ trong gia đình…), góp phần thực hiện quan điểm đẩy mạnh xã hộihoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục, xâydựng xã hội học tập, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Để giúp cho sinhviên ngành Giáo dục mầm non nói chung và sinh viên song ngành nói riêng cóđược chuyên môn, phẩm chất, tay nghề vững chắc, đáp ứng yêu cầu của đổi mớigiáo dục mầm non thì quá trình đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đã luônđược Đảng ủy, Ban giám hiệu, các Khoa chuyên môn quan tâm đầu tư trongsuốt những năm qua. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương hiện nay có ba trường mầm non 46thực hành, thực nghiệm, thực hiện nhiệm vụ là hỗ trợ công tác rèn luyện, pháttriển năng lực sư phạm cho sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường không ngừng mởrộng phát triển mạng lưới các trường “mầm non vệ tinh” để mở rộng cơ hội rènluyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở các môi trường đa dạng như các trườngcông lập, tư thực, dân lập, các trường có yếu tố nước ngoài. Để hoạt động thực tậpđạt được hiệu quả cao phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng mối quan hệ phối hợpgiữa nhà trường với trường mầm non. Ở bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích ýnghĩa, thực trạng và các yếu tố quyết định hiệu quả phối hợp giữa Trường Caođẳng Sư phạm Trung ương và các Trường mầm non nhằm nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.Nội dung 1. Ý nghĩa của việc xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Trường Caođẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non trong đào tạo và triểnkhai thực hành thực tập cho sinh viên. Trường mầm non môi trường thực tiễn để sinh viên giáo dục mầm non thựchành, thực tập, rèn luyện tay nghề, thể nghiệm, ứng dụng các vấn đề lý thuyếtđược học, phát triển toàn diện các năng lực sư phạm. Sinh viên ngành giáo dụcmầm non của nhà trường trong chương trình đào tạo được thực tập 3 đợt khácnhau và bắt đầu từ năm thứ 2. Thông qua các đợt thực tập này sinh viên nắmđược kỹ năng chăm sóc trẻ, kỹ năng tổ chức tất cả các hoạt động giáo dục trẻthuộc các lĩnh vực khác nhau như: giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất, pháttriển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen với Toán…Hơn nữa sinh viên cần sử dụng tấtcả các kỹ năng này trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ theo chế độsinh hoạt cả một ngày của trẻ từ sáng đến chiều. Đây là một áp lực lớn khôngchỉ đối với người dạy và người học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm cho sinh viên thì ngoài việc nghiên cứu và xây dựng quytrình rèn luyện cho sinh viên ngành giáo dục mầm non thì nhà trường khôngngừng thực hiện việc trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trườngmầm non trước và trong khi sinh viên đến thực tập. Mặt khác, các trường mầm non là cơ quan đánh giá đầu ra, nơi tuyển dụng,sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Căn cứ vào đánh giá của các trườngmầm non về sinh viên, nhà trường có thể điều chỉnh chương trình, qui trình,phương pháp đào tạo cho phù hợp vớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: