Danh mục

CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu1.Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh.2.Mô tả được cách thay đổi không khí, sự cung cấp nước, ánh sáng trong buồng bệnh.3.Phân tích được yêu cầu của một buồng bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH Mục tiêu 1.Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh. 2.Mô tả được cách thay đổi không khí, sự cung cấp nước, ánh sáng trongbuồng bệnh. 3.Phân tích được yêu cầu của một buồng bệnh. 1.Tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng chobệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo. Tuy phải hếtsức đơn giản nhưng cần phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, đảm bảo chobệnh nhân được thoải mái, an toàn. Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọngđối với tinh thần người bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóngphục hồi sức khỏe. Quản lý buồng bệnh là một phần công việc hàng ngày của nhân viên ytế. Các nhân viên y tế phải thấy rõ một buồng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp sẽ tạo racảm giác thoải mái an toàn khi làm việc. Nhưng bệnh viện hiện nay thường chưa thỏa mãn được yêu cầu củangười bệnh nên điều dưỡng cần dựa vào khả năng hiểu biết của mình, căn cứ vàotình hình của bệnh nhân và kế hoạch điều trị của thầy thuốc, tạo những điều kiệnthuận lợi và có ích nhất trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. 2.Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh 2.1.Nhiệt độ Nhiệt độ lý tưởng là vào khoảng 18-220C vừa phải không lạnh đồng thờicũng không làm đổ mồ hôi. Trong trường hợp đặc biệt phải thay đổi nhiệt độ chophù hợp. Đối với trẻ em và người già nhiệt độ có thể để hơi tăng. Đối với bệnhnhân sốt nóng nhiệt độ cần giảm xuống một ít. Mùa rét cần ấm hơn. Để tránh nhiệtđộ thay đổi bất ngờ mỗi buồng bệnh nên có một hàn thử biểu đề thường xuyênkiểm tra nhiệt độ trong buồng bệnh. Mùa đông tốt nhất là có hơi ấm để cho buồng bệnh ấm áp. Tốt nhất làdùng máy điều hòa nhiệt độ vì không có tro, khói, khí CO2 và mùi khét. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chưa thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độrộng rãi, ta có thể dùng lò sưởi điện, lò sưởi than...Nếu dùng lò sưởi nhất thiết phảilàm ống khói để carbon oxyd, khí carbonic...được hút ra ngoài. Dùng lò sưởi điện thường tốn kém, dùng chậu than sưởi thì dễ xảy ranạn cháy, nếu không có ống khói thì dễ ngộ độc vì hơi than nhất là khi buồng bệnhđóng kín cửa. ở những bệnh viện hiện đại người ta sử dụng máy điều hòa nhiệt độ,dễ dùng cho các bệnh nhân nặng hoặc những bệnh nhân hậu phẫu. 2.2.Độ ẩm Có hai loại độ ẩm: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. 2.2.1.Độ ẩm tuyệt đối: Là tỷ lệ hơi nước ở mọt nhiệt độ nhất định trong một thể tích không khínhất định lượng hơi nước đã được bão hòa. 2.2.2.Độ ẩm tương đối: Là tỷ lệ hơi nước ở một nhiệt độ nhất định trong một thể tích không khínhất định so với lượng hơi nước bão hòa (tính là 100). Nếu lượng hơi nước thực tếchỉ bằng một nửa lượng bão hòa thì độ ẩm tương đối là 50%. Bảng độ ẩm nóichung đều chỉ độ ẩm tương đối. Độ ẩm trong buồng bệnh thích hợp nhất là 60% nhưng đối với một sốbệnh nhân như viêm phế quản cần độ ẩm cao hơn, có thể nâng tới 80%. Trái lại trong buồng bệnh nhân hen xuyễn thì cần không khí khô ráohơn, có thể giảm độ ẩm xuống 20% đến 10%. Chúng ta có thể điều hòa độ ẩm trong buồng bệnh cho thích hợp nhưmùa đông làm ẩm bằng cách nhân tạo. Trong buồng bệnh thường bị khô quá cóthể đặt ấm nước trên lò sưởi để nước bốc hơi. Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không khítrong buồng mát mẻ vì nước dễ bốc hơi. Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm được đúngmức, không khí trong buồng sẽ ấm áp dễ chịu rất có lợi cho sức khỏe. 2.3.Không khí lưu thông và trong sạch Khi chen chúc trong phòng đông người, ta thường thấy khó chịu vì nhiệtđộ và độ ẩm trong phòng lên cao, tình trạng này ở buồng bệnh lại càng khó chịuhơn, vì ngoài hơi người trong buồng bệnh còn có mùi của các chất bài tiết (nướctiểu, phân...) dễ có mùi tanh, hôi nên việc thay đổi không khí trong buồng bệnh cótầm quan trọng rất lớn. Muốn vậy cần: 2.3.1.Yêu cầu về diện tích, không khí Mỗi người bệnh phải có 30m3 không khí và 6-7m2 diện tích. Mỗi giườngcách nhau 2.4m, bệnh nhân truyền nhiễm phải cho nằm buồng bệnh để đề phòngnước bọt hoặc bụi có vi khuẩn truyền bệnh. 2.3.2.Cửa sổ và ống thông hơi Buồng bệnh phải có nhiều cửa số, cửa chớp để không khí lưu thông dễdàng, nhưng không được kê giường bệnh sát cửa sổ để tránh gió lùa. Buồng bệnh cần có hệ thống thông hơi để không khí mới lùa vào, mởmột cửa thông hơi ở chỗ cao để hơi nóng trong buồng bay ra vì về nguyên tắckhông khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh nên không khí nóng sẽ bay lên cao vàthoát ra qua cửa thông hơi, làm không khí lưu chuyển, do đó không khí được lưuthông, trong sạch. 2.3.3.Quạt điện Về mùa nóng dùng quạt điện nên dùng quạt trần nhẹ, không để quạtthẳng vào bệnh nhân. Như ...

Tài liệu được xem nhiều: