Danh mục tài liệu

Công tác xã hội: Một khoa học – một nghề chuyên môn

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.17 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Công tác xã hội: Một khoa học – một nghề chuyên môn đưa ra những luận chứng để chứng minh được rằng Công tác xã hội là một khoa học và nó cũng là một nghề chuyên môn. Với các bạn chuyên ngành Công tác xã hội thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác xã hội: Một khoa học – một nghề chuyên mônKỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi▪ Công tác tham vấn/ tư vấn tâm lý cho trẻ:Nhân viên công tác xã hội cần được tập huấn sâu về kiến thức và kỹ năng với tuổivị thành niên. Nhân viên công tác xã hội cũng cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên nhằm pháthiện sớm và hỗ trợ tâm lý kịp thời cho trẻ trong nhà trường. Điều quan trọng là nhân viêncông tác xã hội cần can thiệp sớm giải quyết các xung đột gia đình, nhà trường, những rắcrối trong quan hệ của bố mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh với trẻ. Giải tỏa xungđột sẽ giúp ngăn ngừa hữu hiệu những hậu quả có hại cho sức khoẻ tinh thần trẻ em trongtương lai. Đồng thời hỗ trợ giúp các em trang bị đủ kỹ năng sống, sự chuẩn bị cần thiết đểđối phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Điều này đã được tổ chức CEPHADthực hiện rất tốt khi tập huấn kĩ năng sống cho trẻ em lang thang đường phố. Đây có thểđược coi là một mô hình phù hợp để học tập.▪ Các dự án chăm sóc, bảo vệ trẻ em: hơn ai hết, các nhân viên công tác xã hội chínhlà người đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, triển khai các dự án. Nhân viên công tác xãhội cần làm rõ vai trò biện hộ, môi giới, kết nối nguồn lực, tạo điều kiện,… của mình, giúpcho trẻ em được thụ hưởng lợi ích của dự án và dự án đạt được mục tiêu của mình.▪ Hoạt động thực hành công tác xã hội cá nhân, nhóm: trong các cơ quan, dịchvụ, nhân viên công tác xã hội cần tăng cường học hỏi, thực hành, rút kinh nghiệm khiứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm. Sự ứng dụng những phươngpháp này đang mở rộng hơn ỏ Việt Nam. Những phương pháp chuyên ngành này sẽgiúp giải quyết triệt để những vấn đề của trẻ em hiện nay. Do đó, cần có sự ứng dụngrộng rãi chúng thông qua các mô hình dịch vụ tại nước ta.Nói tóm lại, hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em hiệnnay đã được thực hiện khá đa dạng và đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, so với nhu cầuthực tế, cần có sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn nữa những hoạt động này. Với tìnhhình thực tế xã hội luôn thay đổi như hiện nay, công tác xã hội cũng cần có sự biến đổi,phát triển phù hợp để góp phần đẩy mạnh hiệu quả hỗ trợ trẻ em. Vai trò của công tác xãhội trong công cuộc bảo vệ trẻ em ngàng càng trở nên cấp thiết hơn nữa. Chú trọng vàophát triển công tác xã hội là điều thiết yếu, một nhu cầu thời đại.Đại học Đồng Tháp 43Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổiCÔNG TÁC XÃ HỘI: MỘT KHOA HỌC – MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔNThS. Trần Kim NgọcGiảng viên CTXH, Khoa GDCT, Trường ĐHĐTNgày nay khi bàn về ngành CTXH, nhiều nhà khoa học cho rằng: CTXH vừa làmột khoa học, lại vừa là một nghề chuyên môn. Vậy nhận định này đưa ra được dựatrên cơ sở nào và điều đó có ý nghĩa như thế nào khi thực hiện các chức năng phòngngừa của CTXH? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.1. CTXH là một khoa học* Quá trình hình thành CTXH như một khoa họcLịch sử ngành CTXH khởi đầu từ những hoạt động từ thiện ở các nước Anh,Mỹ,… Tuy nhiên, công việc từ thiện này xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau nhưlòng nhân ái, sự thương hại, tôn giáo hay sự vận động bầu cử. Có lúc mục tiêu của sựgiúp đỡ không phải là phúc lợi của đối tượng gặp khó khăn mà nhằm phục vụ ý đồriêng của người giúp đỡ. Và điều này đã tạo ra sự phản tác dụng ở các đối tượng đượcgiúp đỡ.Rút từ những bài học của sự thất bại ban đầu ngành CTXH thế giới đã hìnhthành. Các vấn đề xã hội theo nghĩa hiện đại xuất hiện ở Luân Đôn vào thời cách mạngcông nghiệp với nạn thất nghiệp, mại dâm, bốc lột lao động trẻ em… Những tìnhnguyện viên đầu tiên bắt đầu với công tác viếng thăm, ủy lạo từng trường hợp từ đó rútra những bài học hữu ích.Ví dụ: Thất nghiệp không có nghĩa là không làm việc, túng thiếu mà còn kèmtheo tâm lý chán nản, mặc cảm vì không gánh vác nổi trách nhiệm gia đình… Điều nàycó nghĩa cứu đói không đủ mà còn phải hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tìm việc làm…Từ đó các tình nguyện viên thấy rằng các kiến thức tâm lý xã hội rất cần thiết.Mỗi trường hợp cá biệt cần phải có biện pháp giúp đỡ riêng. Cần lập những hồ sơ xãhội và ghi chép kỹ các diễn biến tâm lý của đối tượng. Một cơ quan thường không đủĐại học Đồng Tháp 44Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổichức năng để giúp đỡ các trường hợp có nhiều vấn đề khác nhau (như nghèo đói kèmtheo bệnh tật) nên các cơ quan y tế phải phối hợp giúp đỡ nhau thông qua một động tácgọi là chuyển tuyến.Các tình nguyện viên cũng khám phá ra rằng người được giúp đỡ có xu hướng ỷlại, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Từ đó họ chuyển khai các phương pháp màkhông tạo sự ỷ lại và hình thành các nguyên tắc cốt lõi của CTXH là sự “tự giúp” củathân chủ.Muốn thế phải vận dụng kiến thức khoa học và rèn luyện kỹ năng hỗ trợ sao chokhông tạo sự lệ thuộc. Các tình nguyện viên đã tổ chức các hội thảo, trao đổi kinhnghiệm và từ từ tiến tớ ...