Danh mục

Công thức bạch cầu của máu ngoại vi cùng các cơ quan tạo máu ở loài cá lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) và lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) thu từ Vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay có một số lượng đáng kể các công bố được dành cho nghiên cứu về bạch cầu cá, hầu hết trong số đó mô tả các tế bào bạch cầu của các loài cá có xương [1÷8]. Các tế bào bạch cầu với sự đa dạng, phong phú về chủng loại đều là các thành phần miễn dịch tế bào cơ bản. Mục đích nghiên cứu này là khảo sát thành phần bạch cầu máu và các cơ quan tạo máu của cá lóc đồng Channa striata và lươn Monopterus albus thu từ Vườn Quốc gia Cát Tiên (Việt Nam).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công thức bạch cầu của máu ngoại vi cùng các cơ quan tạo máu ở loài cá lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) và lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) thu từ Vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam) Nghiên cứu khoa học công nghệ CÔNG THỨC BẠCH CẦU CỦA MÁU NGOẠI VI CÙNG CÁC CƠ QUAN TẠO MÁU Ở LOÀI CÁ LÓC ĐỒNG Channa striata (Bloch, 1793) VÀ LƯƠN Monopterus albus (Zuiew, 1793) THU TỪ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (VIỆT NAM) GORDEEV Y.Y. (1, 2), MIKRYAKOV D.V. (3), SUVOROVA T.A. (3) 1. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay có một số lượng đáng kể các công bố được dành cho nghiên cứu vềbạch cầu cá, hầu hết trong số đó mô tả các tế bào bạch cầu của các loài cá có xương[1÷8]. Các tế bào bạch cầu với sự đa dạng, phong phú về chủng loại đều là các thànhphần miễn dịch tế bào cơ bản. Tế bào bạch cầu trưởng thành bao gồm 5 loại chính: tếbào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan bạch cầu áikiềm. Tùy thuộc vào khả năng bắt màu của các hạt chất tế bào mà chúng được chiathành bạch cầu không hạt (chưa trưởng thành) - gồm tế bào lympho và bạch cầu đơnnhân và bạch cầu hạt - gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm.Ngoài ra, trong công thức bạch cầu của những tiêu bản máu, đặc biệt là tiêu bản cáccơ quan có cả các dạng nguyên bào hay tế bào non (tế bào chưa trưởng thành). Như chúng ta đã biết, công thức bạch cầu khá khác nhau ở những loài cá khácnhau sống trong cùng một thủy vực [9, 10], cũng như trong giới hạn của cùng mộtloài [11]. Mặc dù có những thông tin, dữ liệu về thành phần bạch cầu của các loài cákhác nhau nhưng lại không có nhiều tài liệu được công bố về các loài sống ở khuvực Đông Nam Á [12÷17]. Nghiên cứu về những loài cá này rất quan trọng cho sựphát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực này. Để có thể thành công trong việc nuôicá, cần phải có nghiên cứu toàn diện về cơ thể cá, trong đó bao gồm các tế bào bạchcầu và các cơ quan tạo máu. Một nghiên cứu cần thiết như vậy sẽ giúp cho việc nắmbắt hướng sắp xếp lại hình thái thành phần tế bào bạch cầu trong quá trình thích nghicủa cá với các điều kiện sống khác nhau. Việc tích lũy dữ liệu cho phép thực hiệnnghiên cứu so sánh về thành phần định lượng và định tính bạch cầu ở cá sống trongcác điều kiện môi trường khác nhau. Những dữ liệu đã công bố về thành phần bạch cầu của các loài cá rất ít và mâuthuẫn với nhau bởi việc nghiên cứu được tiến hành trên các cá thể cá trong môitrường sống khác nhau và không có dữ liệu về thành phần bạch cầu của các cơ quantạo máu. Mục đích nghiên cứu này là khảo sát thành phần bạch cầu máu và các cơquan tạo máu của cá lóc đồng Channa striata và lươn Monopterus albus thu từVườn Quốc gia Cát Tiên (Việt Nam).14 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019Nghiên cứu khoa học công nghệ Cá lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) (Perciformes: Channidae) - mộttrong 38 loài thuộc giống Channa Scopoli, 1777 [13]. Đây là loài cá nước ngọt phổbiến ở phần lớn khu vực Đông Nam Á, từ Pakistan đến Thái Lan và phía Nam TrungQuốc. Cá lóc đồng sinh sống ở những thủy vực nước đứng và nước chảy, yêu thíchnơi nước đọng, nước đục ở sông hồ đồng bằng [14]. Điểm đặc biệt của loài cá này làkhả năng hô hấp trong không khí vào mùa khô nhờ cơ quan trên mang [18]. Channastriata ăn cá, ếch nhái, rắn, côn trùng, giun đất, nòng nọc và giáp xác [19, 20].Người dân ở các nước Đông Nam Á sử dụng cá lóc đồng làm thức ăn và nuôithương phẩm khá nhiều. Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) (Synbranchiformes:Synbranchidae) - một trong 14 loài thuộc giống Monopterus Lacépède, 1800, phânbố rộng rãi ở Đông Nam Á, ngoài ra còn gặp ở Nhật Bản, quần đảo Hawaii vàMalaysia [13]. Loài lươn này sống dưới đáy và các thủy vực có nguồn nước tự nhiên(sông suối vừa và lớn hay cửa sông), các vùng đất ngập nước trồng cây nông nghiệp[24]. Lươn đồng ăn các loài cá có kích thước nhỏ, giun và động vật giáp xác [15].Thịt lươn có vị thơm, ngon nên chúng là loài có giá trị thương mại. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Mẫu cá lóc đồng (Channa striata) được thu thập vào cuối tháng 11 - đầu tháng12 năm 2017 ở các thủy vực trong và xung quanh Vườn Quốc gia Cát Tiên. Mẫunghiên cứu được thu từ 8 cá thể cá lóc đồng với khối lượng trung bình 635,79±33,83 gvà 2 cá thể lươn đồng (Monopterus albus) có khối lượng trung bình 47,75±0,25 g. Máu được lấy từ tĩnh mạch đuôi ngay sau khi bắt. Làm tiêu bản máu trên lamkính. Đối với cá lóc đồng, tiến hành làm tiêu bản cắt lát với các cơ quan như thận, lálách và gan. Sau đó, các tiêu bản được để khô và cố định bằng dung dịch etanol 96%trong 30 phút. Tiến hành nhuộm tiêu bản trong điều kiện thí nghiệm bằng thuốcnhuộm Romanowsky-Giemsa. Soi dưới kính hiển vi quang học “Biomed-6PR1-FK”(×360), mỗi tiêu bản phân tích 200 tế bào bạch cầu. Định loại bạch cầu và đếm sốlượng tương đối của tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: