Danh mục

Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 4

Số trang: 32      Loại file: doc      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo việc xây dựng Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 4: " Tính tóan áp lực kẽ rỗng đập vật liệu địa phương".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 4 4 TÍNH TOÁN ÁP LỰC KẼ RỖNG ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG ________________________________ 1 Đập vật liệu địa phương – Tính toán áp lực kẽ rỗng MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG Trang 1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................3 1.2 Tình hình nghiên cứu áp lực kẽ rỗng ở nước ngoài..............................................4 1.3 Tình hình nghiên cứu áp lực kẽ rỗng ở Việt Nam................................................5 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG TRÌNH CỦA ÁP LỰC KẼ RỖNG 2.1 Một số nguyên lý và phương trình cơ bản.......................................................... 6 2.1.1 Nguyên lý.................................................. .........................................................6 1.1.2 Định luật cân bằng giới hạn................................................................................7 2.1.3 Định luật Đacxy-Gecxevananovù.......................................................................8 2.1.4 Các phương trình cơ bản của áp lực kẽ rỗng......................................................9 2.1.5 Điều kiện đấu và điều kiện biên................................................................... ....13 2.2. Các phương pháp tính toán áp lực kẽ rỗng...................................................... 14 2.2.1 Công thức tính toán...........................................................................................14 2.2.2 Các phương pháp tính.......................................................................................15 CHƯƠNG 3 GIẢI THUẬT, CHƯƠNG TRÌNH & TÍNH TOÁN ỨNG DỤNG 3.1 Giải thuật của chương trình............................................................................. 24 3.2. Sơ đồ khối và chương trình................................................................................ 25 3.3 Ứng dụng tính toán............................................................................................ 26 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... ........... .30 ________________________________ 2 Đập vật liệu địa phương – Tính toán áp lực kẽ rỗng CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước tới nay, khi thiết kế đập vật liệu địa phương thì áp lực kẽ rỗng vẫn là một trong những vấn đề được người thiết kế quan tâm và đã có khá nhiều ý kiến khác nhau. Theo các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, cũng như đo đạc trong thực tế ở các công trình đã xây dựng cho thấy rằng thời gian xuất hiện áp lực kẽ rỗng không chỉ hàng năm mà có thể hàng chục năm hoặc lâu hơn và trị số áp lực kẽ hổng có khi đạt đến hàng chục lần so với áp lực nước bình thường và tùy thuộc qui mô công trình và đặc trưng cơ lý của đất. Áp lực kẽ hổng thay đổi theo quá trình ép thải nước trong đất ra ngoài và càng ngày càng giảm dần. Khi nghiên cứu quá trình này có thể xem như một quá trình thấm không ổn định trong môi trường rổng biến dạng. Do dó, khi nghiên cứu áp lực kẽ rỗng không thể sự dụng được những thành tựu về hiện tương thấm “cổ điển” trong môi trường không biến dạng mà phải thiết lập phương trình cơ bản và tìm cách giải nó theo một hướng khác. Vấn đề áp lực kẽ rỗng có ý nghiã rất lớn, đặc biệt trong vấn đề xây dựng công trình thuỷ trên sông, trên biển cũng như trong xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình giao thông vận tải v.v... Nghiên cứu áp lực kẽ rỗng liên quan chặt chẽ dến việc nghiên cứu sự biến thiên độ lún của công trình theo thời gian, vấn đề ổn định mái dốc các công trình bằng đất có hạt bé và độ ngấm nước cao, vấn đề ổn định nền công trình khi chưa cố kết hoàn toàn v.v... Đối với những đập đất xây dựng bằng đất dính hay những kết cấu chống thấm trong thân đập đất, đập đá ( lỏi giữa ,tường nghiêng v.v...) thì vấn đề áp lực kẽ rỗng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định cuả chúng, nhất là đối với những đập cao và thi công bằng phương pháp bồi, đổ đất trong nước hoặc đầm nén với loại đất có độ ẩm lớn. Theo quy phạm thiết kế đập đất thì trong tính toán ổn định và lún cuả những đập cao hơn 25 m cần thiết phải tính đến áp lực kẽ rỗng xuất hiện trong thời gian xây dựng cũng như khai thác. Ở Mỹ, và Nhật đối với tất cả các đập ( không phân biệt chiều cao ) đều quy định phải tính ảnh hưởng cuả áp lực kẽ rỗng đến ổn định và lún. Sở dĩ trong thiết kế đập cần phải quan tâm đặc biệt đến việc tính toán áp lực kẽ rỗng bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến ổn định cuả mái ________________________________ 3 Đập vật liệu địa phương – Tính toán áp lực kẽ rỗng dốc và quá trình lún của đập. Áp lực kẽ rỗng càng lớn thì sức kháng trượt cuả đất càng giảm và quá trình lún xẩy ra càng chậm. Vì những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này với mục đích trình bày rõ bản chất của áp lực kẽ rỗng trong mối quan hệ với độ rỗng, hệ số thấm, hệ số nén ép và thời gian; từ đó tiến hành lập trình tính toán áp lực kẽ rỗng của ...

Tài liệu được xem nhiều: