Danh mục

Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết nghệ nhân và Margarita của Mikhail bulgakov

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.15 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết nghệ nhân và Margarita của Mikhail bulgakov trình bày: Bằng việc xây dựng cốt truyện đa tuyến phức tạp, độc đáo với cấu trúc chặt chẽ, đặc sắc trong Nghệ nhân và Margarita, M. Bulgakov đã chuyển tải thông điệp tác phẩm một cách kín đáo, sâu sắc về cái Thiện – cái Ác, về quyền tự do sáng tạo của người nghệ sỹ và sự bất tử của nghệ thuật chân chính cũng như giá trị của con người,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết nghệ nhân và Margarita của Mikhail bulgakov CỐT TRUYỆN ĐA TUYẾN TRONG TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA CỦA MIKHAIL BULGAKOV PHẠM XUÂN HOÀNG - NGUYỄN THỊ TUYẾT Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bằng việc xây dựng cốt truyện đa tuyến phức tạp, độc đáo với cấu trúc chặt chẽ, đặc sắc trong Nghệ nhân và Margarita, M. Bulgakov đã chuyển tải thông điệp tác phẩm một cách kín đáo, sâu sắc về cái Thiện – cái Ác, về quyền tự do sáng tạo của người nghệ sỹ và sự bất tử của nghệ thuật chân chính cũng như giá trị của con người. Tác phẩm cũng là cách “giải hiện thực” độc đáo bằng cảm quan kì ảo cho ta cái nhìn đa chiều về cuộc sống. MỞ ĐẦU Văn học Nga là nền văn học có nhiều thành tựu to lớn, vĩ đại không chỉ đối với nước Nga mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với thế giới. Bước sang thế kỷ XX, với sự phát triển phong phú và phức tạp của thời đại, nền văn học ấy phân chia một cách tự nhiên thành nhiều khuynh hướng khác nhau như: kế thừa, phát triển khuynh hướng sử thi tâm lý (Gorki, Sôlôkhôp…); khuynh hướng hiện thực tâm lý trữ tình (Êxênhin, Pastexnak…); khuynh hướng hiện thực hài hước viễn tưởng (Bulgakov…); khuynh hướng triết lý đạo đức (Aimatop…). Trong đó, khuynh hướng hiện thực hài hước viễn tưởng được kế thừa từ Gogol và phát triển đến đỉnh cao Bulgakov với tác phẩm Nghệ nhân và Margarita. Đây là tác phẩm mang tính tổng kết sâu sắc đối với hiện thực đời sống cũng như quan niệm của nhà văn về ý nghĩa cuộc sống, về con người, về cái chết và sự bất tử, về cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác trong lịch sử và trong thế giới đạo đức của con người. Cái hấp dẫn và bí ẩn của Nghệ nhân và Margarita trước hết nằm ở sự độc đáo, phức tạp và mới mẻ ở cấu trúc nội tại. Nổi bật nhất là kết cấu cốt truyện của tác phẩm. Đó là thiết chế hoàn hảo về cách tổ chức, sắp xếp các tuyến sự kiện, nhân vật, mô típ… kết tinh tài năng bậc thầy của Bulgakov trong việc xây dựng thành công công trình nghệ thuật thiên tài. 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CỐT TRUYỆN Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Trong nhiều công trình nghiên cứu triển khai khá công phu như: Nghệ thuật thi ca (Aristote), Dẫn luận nghiên cứu văn học (G. N. Pospelov), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (J. Lotman)... cốt truyện luôn là một yếu tố cần khảo sát. Trên cơ sở những công trình đã được dịch và giới thiệu ở trong nước, chúng ta có thể khái quát việc tiếp nhận và nghiên cứu cốt truyện được hiểu như một khái niệm dung chứa những yếu tố, những khả năng để có thể tạo ra tính nghệ thuật (tính văn) cho một tác phẩm văn học, làm lộ diện dụng ý của nhà văn. Đó phải là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 51-57 52 PHẠM XUÂN HOÀNG – NGUYỄN THỊ TUYẾT tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm kịch và tự sự.” [1]. Có rất nhiều loại cốt truyện khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau: [2] Tiêu chí Các loại cốt truyện Sự kiện (Event) Cốt truyện phân đoạn (chương hồi) (Episodic plot) Cốt truyện liền mạch (Chronological plot) Cốt truyện huyễn ảo (Supernature plot) Cốt truyện ghép mảnh (Fragment plot) Thời gian (Time) Cốt truyện tuyến tính (Linear plot) Cốt truyện khung (Frame plot) Cốt truyện gấp khúc (Zigzag plot) Nhân vật (Character) Cốt truyện đơn tuyến (Simple plot) Cốt truyện đa tuyến (Complex plot) Cốt truyện hành động (Active plot) Cốt truyện tâm lí (Psychological plot) Cốt truyện dòng ý thức (Stream of consciousness plot) Đều xuất phát từ tiêu chí nhân vật song cốt truyện đơn tuyến chỉ có một nhân vật chính, hướng đến một chủ đề trong khi đó cốt truyện đa tuyến có ít nhất từ hai nhân vật chính (trung tâm) trở lên. Những nhân vật này đảm đương những tuyến cốt truyện nhằm thể hiện một hay nhiều chủ đề nhất định nào đó của tác phẩm. Ví như Chiến tranh và hòa bình (Tônxtôi), Anh em nhà Karamazop (Đôstôievki). 2. CÁC TUYẾN CỐT TRUYỆN TRONG NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA Nghệ nhân và Margarita là một kiệt tác độc đáo, phức tạp và đa tuyến truyện. Các sự kiện được đưa vào tác phẩm rất đa dạng, nhiều tầng lớp, các tuyến nhân vật, chủ đề đan chéo tương nhập và phản chuyển lẫn nhau nhằm chuyển tải tầm triết mỹ lớn lao, sâu sắc. Theo các nhà nghiên cứu, ở Bulgakov tồn tại tài năng của nhà văn trào phúng, nhà văn giả tưởng và nhà văn hiện thực. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong đỉnh cao tuyệt diệu Nghệ nhân và Margarita. Tác phẩm có số lượng nhân vật đông đảo (506 nhân vật trong đó 156 nhân vật có tên riêng, 249 nhân vật vô danh và hơn một trăm nhân vật tập thể). Số lượng đó được ví với Chiến tranh và hòa bình của Tônxtôi. Ở cấp độ cốt truyện, Nghệ nhân và Margarita là tiểu thuyết “kép”, như nhà phê bình G. Lesskis nhận xét, “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” [3]. Nếu Bọn làm ...

Tài liệu được xem nhiều: