Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học cũng như thư tịch cổ về cư dân của nền văn hóa Óc Eo đã chỉ ra rằng, cổ xưa đã có nhiều nhóm tộc người khác nhau cùng sinh sống trong vương quốc Phù Nam ở vùng Tây Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cư dân vương quốc Phù Nam từ góc nhìn khảo cổ học và thư tịch cổ Trung Hoa34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CƯ DÂN VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TỪ GÓC NHÌN KHẢO CỔ HỌC VÀ THƯ TỊCH CỔ TRUNG HOA Nguyễn Thị Song Thương Trường Đại học Đồng Tháp Tóm tắt: Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học cũng như thư tịch cổ về cư dân của nền văn hóa Óc Eo đã chỉ ra rằng, cổ xưa đã có nhiều nhóm tộc người khác nhau cùng sinh sống trong vương quốc Phù Nam ở vùng Tây Nam Bộ. Trong đó, nhóm người Indonesien là nhóm đầu tiên trực tiếp mở đất, lập nghiệp, tiếp xúc và cộng cư với các nhóm khác để tạo nên cộng đồng cư dân Óc Eo, nền văn hóa Óc Eo đa dạng, hòa hợp, cùng phát triển. Từ khóa: Cư dân Óc Eo, Tây Nam Bộ Nhận bài ngày 08.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.6.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Song Thương; Email: hnvanthao@gmail.com1. MỞ ĐẦU Cùng với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ, văn hóa Óc Eoở đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nam Bộ là một trong ba nền văn hóa lâu đời cấuthành văn hóa Việt. Tồn tại suốt 5 thế kỉ (từ thế kỉ II đến cuối thế kỉ VI) và gắn liền với sựhình thành, phát triển của vương quốc Phù Nam, văn hóa Óc Eo chứa đựng nhiều bí ẩn cầnkhám phá về một nền văn hóa đa dạng, có sự hội tụ, giao thoa, cùng phát triển của nhiềutộc người. Các dấu tích, di chỉ văn hóa còn lại của nền văn hóa Óc Eo, của vương quốc PhùNam khá rõ ràng, nhưng việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chủ nhân thực sự của vươngquốc Phù Nam, của văn hóa Óc Eo đặc sắc này là ai lại không đơn giản. Bài viết này phầnnào hé ngỏ câu trả lời khả dĩ thỏa đáng từ các kết quả khảo cổ học và nhân chủng học mớinhất gần đây.2. NỘI DUNG Vương quốc Phù Nam cổ xưa bao trùm toàn bộ vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long,về phía Đông kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung bộ (Việt Nam), về phía Tây kiểmsoát thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam kiểm soát phía Bắc bán đảoMalaysia. Cái tên Phù Nam (FOUNAN) là do người Trung Quốc đặt, chỉ một bộ tộc/đế chếở phía Nam gồm 10 thuộc quốc, đã có sự qua lại, triều cống từ rất sớm, trước cả vươngTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 35quốc Chân Lạp. Thế kỉ II đến cuối thế kỉ VI, vương quốc Phù Nam phát triển mạnh mẽ vàhưng thịnh nhờ sự mở rộng buôn bán, giao thương hàng hải. Đến thế kỉ VII, Phù Nam suyyếu, bị người Chân Lạp thôn tính và chia tách thành hai vùng: Lục Chân Lạp và ThủyChân Lạp (vùng Tây Nam bộ hiện nay). Đến thế kỉ XVII, chúa Nguyễn Hoàng mở rộng bờcõi, tiêu diệt Chiêm Thành và Chân Lạp, thu phục vùng đất này. Như thế, xét cả từ khíacạnh truyền thuyết lẫn các cứ liệu lịch sử còn lưu giữ được thì sự hình thành và phát triểncủa vương quốc Phù Nam là có thật và văn hóa Óc Eo (lấy theo tên gọi địa điểm gò Óc Eo,thuộc xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang - nơi nhà khảo cổ học người PhápLouis Malleret khai quật được các di vật đầu tiên, năm 1944) là sản phẩm của cư dânvương quốc Phù Nam. Nghiên cứu thành phần cư dân Phù Nam để xác định tộc người nào sinh sống đầu tiênở vùng đất này và tạo lập dấu tích, định hình bản sắc văn hóa Óc Eo hiện gặp khá nhiềukhó khăn do tư liệu, bằng chứng khảo cổ học còn ít, chưa đầy đủ. Tuy vậy, trong các đợtkhai quật những di chỉ thuộc giai đoạn tiền Óc Eo ở vùng Nam Bộ, các nhà khảo cổ học đãphát hiện một số mộ huyệt đất. Đây có thể coi là nguồn tư liệu xác thực nhất, để xác địnhlớp người đầu tiên sinh sống ở vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Tại di tích An Sơn (có niên đại 382070 BP và 277550 BP) vào những năm 1978,2004, 2007, 2009, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 35 mộ táng và nhiều di cốt nằm rải ráctrong các hố khai quật. Qua giám định về cổ nhân học cho biết, những di cốt này thuộcnhiều lứa tuổi (từ trẻ nhỏ 2 - 3 tuổi đến người lớn trên 50 tuổi), giới tính khác nhau (cónam, có nữ) và đều thuộc giống người có tên khoa học là Indonesien [1]. Như vậy, từnhững phát hiện trên, có thể xác định, người Indonesien chính là lớp người đầu tiên mởđất, lập nghiệp ở vùng đất này. Đặc biệt, các di cốt người phát hiện trong cuộc khai quật tạiAn Sơn năm 2009 đã được phân tích bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấycó 3 người trưởng thành (1 nữ 40-49 tuổi, 1 nữ 20-29 tuổi, 1 nam 30-39 tuổi), 3 trẻ em từ1-4 tuổi và 1 thiếu niên từ 10-14 tuổi. Việc phân tích nhân chủng cũng đi đến nhận địnhrằng trong khi người An Sơn có các chỉ số răng gần gũi với răng của cư dân Jomon và HoàBình thời kỳ Holocene, các số đo sọ cũng cho thấy sự gần gũi với cư dân Đông Sơn thời kỳđồ Đồng, người Việt và những người Đông Á hiện đại [5, tr.165]. Điều đó cho thấy, cư dânở An Sơn có thể đã bảo lưu một số đặc điểm gien của các nhóm cư dân bản địa Đông NamÁ sớm hơn, nhưng cũng xuất ph ...