Thông tin tài liệu:
Tên khác :Vị thuốc Củ sả còn gọi Sả, Hương mao, chạ phiếc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b`lạng (K`ho).Tác dụng:Chữa cảm cúm, sốt : 10 - 20g rễ, lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hóa, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém : III - VI giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt : Rễ giã, xát. Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi.Đơn thuốc kinh nghiệm:Chữa cảm sốt, Ngày dùng 15 đến 30g củ sả hay lá sả dạng thuốc sắc hay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CỦ SẢ CỦ SẢ Tên khác : Vị thuốc Củ sả còn gọi Sả, Hương mao, chạ phiếc (Tày), phắc châu(Thái), mờ b`lạng (K`ho). Tác dụng: Chữa cảm cúm, sốt : 10 - 20g rễ, lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùngnhững lá thơm khác. Giúp tiêu hóa, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém :III - VI giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt : Rễ giã, xát. Tinh dầu sảcòn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi. Đơn thuốc kinh nghiệm: Chữa cảm sốt, Ngày dùng 15 đến 30g củ sả hay lá sả dạng thuốc sắc haynấu để xông Tên khoa học: Cymbopogon nardus Rendl- Cymbopogon flexuosus Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, mọc thành bụi dày. Thân rễ màu trắng hoặc hơitím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi ráp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ khôngcuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh. Phân bố : Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát chokhô. Có thể cất lấy tinh dầu. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic,acid cuea geranium và (-camphoren.