Danh mục

Củi hứa hôn và phong tục cưới hỏi của người Giẻ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.90 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dọc hai bên đường Hồ Chí Minh lịch sử, đoạn qua huyện Đắc Glây (Kon Tum), chúng ta dễ nhận thấy rất nhiều gia đình có những đống củi được cắt bằng nhau, xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận. Xin thưa, đấy là "củi hứa hôn" của người đồng bào dân tộc Giẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Củi hứa hôn và phong tục cưới hỏi của người Giẻ CỦI HỨA HÔN VÀ PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI GIẺ Dọc hai bên đường Hồ Chí Minh lịch sử, đoạn qua huyện Đắc Glây (Kon Tum), chúng ta dễ nhận thấy rất nhiều gia đình có những đống củi được cắt bằng nhau, xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận. Xin thưa, đấy là củi hứa hôn của người đồng bào dân tộc Giẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về những đống củi này, chúng tôi Củi hứa hôn đã tìm gặp một số già làng hiểu biết về phong tục,tập quán của người Giẻ. Theo phong tục, khi cô gái đã đến tuổi cập kê, đã nhận lờimột chàng trai nào đó mà mình ưng ý (sắp lấy chồng), các cô gái thường lên rừngtìm những thân cây chất liệu tốt, đượm than, suôn và thẳng (tốt nhất là thân câydẻ) đốn bằng nhau, phơi khô và cõng về nhà để chuẩn bị ngày lành tháng tốtcõng đến nhà trai. Số lượng củi thường là 100 bó, chiều dài 1 mét và đường kínhbó củi từ 40 đến 50cm. Phía nhà trai cũng tích cực chuẩn bị thịt chuột, thịt chimphơi hoặc sấy khô (nguyên cả con) để tiếp đón nhà gái khi cõng củi đến cho mình.Số lượng chuột và chim tùy theo từng gia đình, nhưng thường thì cỡ 60 đến 70con.Trong thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, một người có uy tín trong làng, khôngcó họ hàng với hai gia đình chuẩn bị lễ vật đứng ra làm mai mối. Lễ vật bao gồm:Một hũ rượu nhỏ, hai chiếc cần (ống hút) để uống đem đến nhà trai hoặc nhà gáido người mai mối chọn (thường thì nhà chàng trai) và gọi người con gái đến cùnguống rượu. Sau khi đôi trẻ đã uống, cha mẹ của chàng trai sau đó là người mai mốicùng uống rượu chung vui. Cũng trong thời gian uống rượu và trò chuyện, ngườimai mối trình bày nội dung của buổi uống rượu hôm đó. Khi hũ rượu đã đượcuống cạn, cũng là lúc đôi trai gái thành vợ thành chồng. Và, tất nhiên đêm về đôitrai gái được phép ngủ chung. Tuy là vợ chồng của nhau, được ngủ chung trongchiếc buồng nhỏ dành cho họ, nhưng trong thời gian một năm ngủ chung ấy, ngườicon gái không được phép có bầu. Nếu vi phạm quy định, người con gái mang thaikhi chưa đủ một năm chung sống, đôi trai gái ấy phải chịu hình phạt của làng, sẽbị đuổi ra xa cách làng hơn 2km, tự làm lều để ở và cũng không được ai quan tâmthăm hỏi đến họ. Nếu ai đến đó sẽ bị lây và mang theo tật xấu về làng...Kể từ ngày đôi trai gái bị đuổi, nếu trong làng có ai bị đau ốm, bệnh tật hoặc do sơý gây nên tai nạn, gãy chân, gãy tay hoặc mất mát của cải v.v. gia đình nạn nhânvà cả làng đổ lỗi cho đôi trai gái ấy. Tất nhiên họ phải bồi thường thiệt hại do họgây nên là một con trâu, ít nhất cũng phải một con lợn hơn 50kg... do họ đã viphạm luật của thần nước, thần đất, thần lúa nên bà con trong làng bị thầnphạt.Và cũng kể từ khi bị đuổi khỏi làng sống cách ly với bà con, cho đến khi con họsinh ra được trên ba tháng mới được làm lễ Tạ lỗi và quay về chung sống vớidân làng. Lễ vật bao gồm lương thực, thực phẩm phục vụ buổi lễ, kèm theo haicon lợn. Một con dùng để bồi thường uy tín cho già làng, giết thịt cho nhữngngười cao tuổi trong làng ăn. Một con dùng cho dân làng ăn mừng đứa con mớicủa đôi trai gái.Trở lại chuyện về những bó củi Hứa hôn của người con gái. Trong thời gian mộtnăm đến ngủ chung ở nhà chồng, cô gái thường lên rừng cõng củi về cho gia đìnhchàng trai. Thỉnh thoảng, tự tay mình giã gạo mang đến cho người yêu. Nhữngngười trong gia đình cô gái cũng giúp cô cõng củi về nhà tập kết và che chắn cẩnthận. Đến một ngày được xem là ngày lành tháng tốt, nhà gái cử người đến báovới nhà trai và tập trung họ hàng cõng củi đến nhà trai (chỉ cho phép cõng trongmột ngày). Nếu gia đình nhà trai đã đi lên nương rẫy, đích thị chàng trai phải lênnương tìm gọi bằng được họ hàng về để tiếp đón nhà gái. Không chỉ cõng củi chogia đình chồng, mà nhà gái phải cõng cho anh chị ruột của chồng, là những ngườiđã xây dựng gia đình ra ở riêng mỗi người 20 đến 30 bó củi. Đáp lại tình cảm củahọ hàng nhà gái, gia đình chàng trai cũng tập trung anh em lại, giã gạo, thổi cơmmời những người cõng củi ở lại dự tiệc. Ngoài ra, mỗi người tham gia cõng củiđều được nhà trai tặng một bộ áo quần, ít nhất cũng được một cái Kà Tu. Riênganh em ruột của cô gái thì nhất thiết phải đủ mỗi người một bộ.Sau ngày nhà gái đã cõng củi đến nhà trai, gia đình chàng trai chuẩn bị làm cơmmời nhà gái đến dự tiệc, để cảm ơn nhà gái đã cõng củi cho gia đình. Khi đếnmời gia đình nhà gái dùng cơm, phải mang theo lễ vật là những chú chuột, chúchim đã được sấy khô chuẩn bị từ những ngày trước. Số lượng từ 60 đến 70 contùy thuộc vào nhà trai. Sau hôm cõng củi và lễ mời cơm ấy, họ hàng hai bên mớichính thức trở hành sui gia, tiếp tục đi lại thăm hỏi nhau theo phong tục củangười Việt Nam. LỄ HỘI CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CHĂM VÂN CANH (BÌNH ĐỊNH)Bình Định là một tỉnh mà đặc điểm địa lý từ x ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: