Những đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố ấn ngôi chùa lún vào khoảng vườn ngập lút đầu ngọn cỏ. Những cái bọng mưa sắp bục vỡ ra. Hối hả kê bộ ván ngựa trước chánh điện – một chỗ ngồi cho bữa tụng niệm chiều, thầy bỗng ngó ra ngoài trời, bảo “đường sá gì mà vắng hoe, buồn quá, ông”. Từng lời của thầy vừa thốt ra khỏi đầu môi đã bị thinh lặng đóng băng. Thầy chờ đợi gì ở gã, một kẻ – đã – chết thì buồn vui có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Củi mục trôi về… Củi mục trôi về… TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯNhững đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố ấn ngôi chùa lún vàokhoảng vườn ngập lút đầu ngọn cỏ. Những cái bọng mưa sắp bục vỡ ra. Hối hả kê bộ vánngựa trước chánh điện – một chỗ ngồi cho bữa tụng niệm chiều, thầy bỗng ngó ra ngoàitrời, bảo “đường sá gì mà vắng hoe, buồn quá, ông”.Từng lời của thầy vừa thốt ra khỏi đầu môi đã bị thinh lặng đóng băng. Thầy chờ đợi gì ởgã, một kẻ – đã – chết thì buồn vui có ăn nhập gì.Gã, khúc củi mục trôi giạt về Thổ Sầu, ghé qua ngôi chùa nghèo này. Nghèo đến mứcngười xa về không biết gọi là nhà hay chùa. Tuềnh toàng đến mức không cửa, không rào,đến nỗi xưng hô với người kinh kệ trong chùa thế nào cũng ngại. Gọi thầy như những bậcchân tu thấy không được, gọi tao mày như người thế tục cũng không xong. Đành lúngbúng hỏi:– … Quên tôi rồi, phải không?– Nói chơi hoài! – thầy trợn mắt – tôi đâu có tệ vậy.Thầy là người đầu tiên ở Thổ Sầu, nhận ra gã ngay cái nhìn đầu tiên. Những ngón tayxương xẩu của thầy níu lấy vai gã, run run, “Chịu trồi đầu về rồi hả? Ngon! Tôi tưởngông bỏ xứ đi luôn chớ”.Gã nhìn bên kinh, nơi tre mọc xanh rì là nền nhà cũ. Gã cũng tưởng mình vĩnh viễnkhông quay lại nơi này. Gã vật vờ hết đất này đến đất khác, làm lụng mưu sinh, vắt mìnhkiệt như tìm chút nước trong chày. Hết ngày, trở về nhà trọ, gã thường bàng hoàng, cảmgiác những đốt xương mình khô đi, rơi ra từng lóng, từng lóng một. Gã bỗng thèm trở lạiThổ Sầu. Chẳng làm gì cả. Chẳng ai chờ đợi gã. Cả nhà gã đã bỏ xứ đi vì không dámngẩng đầu nhìn chòm xóm, bởi nỗi ô nhục mà đứa con trai gây nên. Vậy thì phải về, chongười Thổ Sầu thấy gã bây giờ sống tử tế như thế nào. Về để tìm lại cảm giác thanh thảnđã bị đánh mất. Hay về để nhìn lại cọng cỏ mình đã giẫm nát, cái cây mình đã vặt trụingọn, con lạch trong lẻo đã bị mình sục đến đục ngầu bùn, gã không biết nữa. Chỉ cảmgiác thèm về da diết.– Tôi muốn té chỗ nào thì đứng lên ngay chỗ ấy – gã cười, và cảm giác nụ cười thật kỳdị, một xác chết mà nhoẻn cười thử hỏi có khó coi không?Thầy trợn mắt, môi lật phật ở chỗ hai cái răng gãy, rồi phụt ra một bụm cười, “Trời, nóichuyện văn hoa triết lý quá cha nội? Chắc gặp nhà văn nào ở trong tù hả?”Bất giác, thầy cũng ngó bên kinh, chỗ ngày xưa gã hay ra đứng đái, và thầy hồi ấy là chútiểu con con cầm nạng thun rình bắn cho bỏ tội chĩa chim trước chùa. Tiểu bắn không tệ,có bữa thằng nhóc bụm tay giữa hai đùi nhảy cà nhót, chửi thề ỏm tỏi. Bờ đất đó giờ rốinùi cỏ dại, thầy ngậm ngùi, “Ở chùa với tôi, đắp đổi cháo rau qua ngày…”Thêm một người cũng không làm chùa vui hơn. Gã cũng trầm mặc, cũ kỹ như mấy bứctượng, nhưng không có được cái an nhiên, thanh thản của thần Phật kia. Trên gương mặtchỉ hiện lên sự nhàu úa. Nhiều khi thầy nói chuyện gì đó và phát hiện có con cóc tronggóc nhà cọt kẹt trả lời mình. Chỉ lúc thầy giả bộ bâng quơ, “con nhỏ đó vẫn chưa aicưới”, thấy gã tái đi. Con nhỏ mà thầy nói, vẫn thường ghé chùa chơi, mấy hôm ràykhông biết đau ốm chi mà không thấy.Gã ở chùa, người đến chùa bỗng đông. Họ cúi đầu lạy Phật mà mắt láo liên tìm gã, hớnhở, nườm nượp như hồi nhà văn hoá huyện triển lãm heo ba mắt, ngựa hai đuôi và nhữngthai nhi dị dạng ngâm trong mấy chậu thuỷ tinh hoá chất. Gã hay tránh ở vườn thuốc phíasau mỗi khi có bóng người xấp xãi rẽ vào sân trước. Loáng thoáng nghe hỏi dồn, Nó vềrồi hả? Thằng đó đâu? Sao thầy chứa nó trong chùa? Nghe thầy cười nhẹ, nói thấy về thìbiết về nhưng chưa về đâu. Ủa, vậy là sao? Thầy niệm mấy tiếng a di đà. Gã hình dungđược ánh mắt hấp háy, tinh quái.Thầy nhờ gã tiếp một tay làm hàng rào sân trước. Thầy buộc gã phải từ giã việc chui lủibên những pho tượng. Hì hụi trên sân, vần nhau với những khúc cây ngâm nước lâu ngàytanh tưởi mùi bùn, gã gặp lại nhiều người quen cũ. Bối rối không giấu được, họ nhận rađã quên gã rồi, từng chi tiết một, nên chẳng thể căm thù, xua đuổi, càng không thể đối xửmặn nồng như một người xa xứ trở về. Không biết phải đối xử thế nào với cái thằngngười đã từng là thú vật.Những cây son mọc hoang ngoài đường bắt đầu trổ bông, một bữa, gã bê bức tượng ĐứcDi Lặc ra sơn lại, thì một cô gái già xộc vào. Cô định đạp xe đâm thẳng vô gã, nhưngnhác thấy bức tượng, sợ vỡ, nên cô dùng thân mình nhảy chồm trên đất ghìm trớn xeđang nhanh. Mặt đỏ lựng, bết mồ hôi, cô hét: “Ê… !”Tiếng kêu gọn lỏn. Như người ta vẫn thường ê xe vua, ê xe lôi, ê hủ tíu bò kho… Nhưngsau tiếng “ê” ấy thì mọi ngôn ngữ tắc nghẹn. Cô cũng rơi vào bi kịch của sự không đủnhớ để nhảy xổ vào cào cấu, băm vằm gã đàn ông ấy cho hả giận. Chỉ biết chơi vơi nhìnmối thù lớn của đời mình tơi tả như con bù nhìn rơm giữa gió trời. Những ngày qua, lúcbuồn, lúc những gã trai trong xóm rước cô dâu mới về, lúc… đạp phải đinh, lúc… ho, côđều bới tên gã ra chì chiết, để hả hê, để sống tiếp. Nhưng giờ điều đó chẳng có ý nghĩa gìhết.Cô quày quả bỏ đi, mặc ...