Cuốn sách Khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc giới thiệu tổng quan về tình hình chăn nuôi giai đoạn 2005-2019; cách phát triển kinh tế từ các nghề chăn nuôi lợn, trâu, bò và dê; quan điểm, chủ trương và giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cùng khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồngPhó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tậpNhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chăn nuôi gia súc là ngành sản xuất cung cấp cácsản phẩm thịt và sữa chủ yếu cho con người. Trongbối cảnh kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốctế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ở nước ta, ngànhchăn nuôi gia súc có nhiều lợi thế để phát triển do nhucầu tiêu dùng trong nước về các sản phẩm thịt, sữagia tăng, đồng thời cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nàyra các nước trên thế giới ngày càng mở rộng. Để ngànhchăn nuôi gia súc phát triển đáp ứng được các nhu cầucủa thực tiễn sản xuất, ngoài việc xây dựng các chínhsách hỗ trợ và đầu tư nguồn vốn để mở rộng chăn nuôi,việc nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật của ngườichăn nuôi gia súc có vai trò rất quan trọng, góp phầnnâng cao giá trị và phát triển bền vững nghề chănnuôi gia súc ở nước ta. Cuốn sách Khởi nghiệp với nghề chăn nuôi giasúc giới thiệu tổng quan về tình hình chăn nuôi giaiđoạn 2005-2019; cách phát triển kinh tế từ các nghềchăn nuôi lợn, trâu, bò và dê; quan điểm, chủ trương vàgiải pháp phát triển chăn nuôi gia súc đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2045 ở Việt Nam. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữuích và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, cán bộlàm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác 5thông tin tuyên truyền trong việc thực hiện chínhsách xóa đói, giảm nghèo, giúp bạn đọc có nhữngthông tin bổ ích để phát triển chăn nuôi gia súc manglại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình biên soạn, biên tập có thể còn thiếusót, hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củađộc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuấtbản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc! Tháng 12 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI MỘT SỐ GIA SÚC PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM Trong giai đoạn 2005-2019, ngành chăn nuôi nóichung và chăn nuôi gia súc nói riêng đã dần phát triểntheo hướng ngành sản xuất hàng hóa lớn, gắn với thịtrường và hội nhập quốc tế, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinhan toàn thực phẩm, phát triển bền vững, thân thiện vớimôi trường; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩmchăn nuôi có lợi thế, khả năng cạnh tranh như lợn, bò,trâu, dê và những sản phẩm đặc sản. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mứccao trong nhiều năm qua, góp phần duy trì mức tăngtrưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bảnnhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thếnhập khẩu và bước đầu xuất khẩu các sản phẩm củangành chăn nuôi gia súc như lợn sữa, lợn thịt và các sảnphẩm sữa. Trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi giasúc là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phầnlớn đều do tư nhân đầu tư như Công ty Hòa Phát, THTrue Milk, CP Việt Nam, Mavin, GreenFeed, v.v.. Nhiều chuỗi liên kết trong chăn nuôi được hìnhthành tại hầu hết các địa phương, dưới các hình thức: 7chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi, doanh nghiệpvà nông dân cùng làm, v.v.. Điển hình là chuỗi sản xuấtthịt lợn của Công ty CP Việt Nam, Dabaco, GreenFeed,Bình Minh; chuỗi sản xuất sữa của Công ty Vinamilk,Mộc Châu, Cô gái Hà Lan, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữaSóc Trăng, các chuỗi liên kết trong sản xuất, xuất khẩucác sản phẩm chăn nuôi lợn sữa của Thắng Lợi (HảiDương, Hà Nam, Nam Định), Hoa Mai (Thanh Hóa)… 1. Quy mô đàn gia súc và sản lượng sản phẩmchăn nuôi a) Chăn nuôi lợn Trong giai đoạn 2005-2019, quy mô đàn lợn daođộng từ 24,93 đến 29,08 triệu con (xem Hình 1.1).Tổng đàn lợn cao nhất vào năm 2016, thời điểm giálợn ổn định ở mức cao nên người dân đầu tư nhiều vàochăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn xuống thấp nhất vào năm2019 do khủng hoảng giá lợn xuống thấp vào năm2017 và 2018, sau đó xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phivào tháng 2/2019 kéo dài cho tới nay. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.1: Tổng đàn lợn cả nước giai đoạn 2005-20198 Chăn nuôi lợn tập trung ở các tỉnh thuộc khu vựcĐồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc,Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhiều hơn sovới các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông NamBộ và ít nhất ở khu vực Tây Nguyên. Xu hướng đàn lợntăng ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc,Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, xu hướnggiảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộvà Duyên hải miền Trung, ổn ...