Danh mục

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 515.52 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đột phá vào trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, sẽ là sự thay thế hoàn toàn trí tuệ, hệ thống thần kinh của con người; thậm chí có những năng lực vượt xa trí tuệ của con người. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo nên những hệ thống sản xuất tự động hóa, với máy móc thay thế con người, đưa nền kinh tế bước vào ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Ở NƯỚC TA PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương 1. Một số nét về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo những ảnh hưởng của nó đối với thế giới: 1.1. Về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển đi lên không ngừng từ thấp đến cao, nền tảng của toàn bộ sự phát triển đó là sự phát triển kinh tế, trên cơ sở không ngừng cải tiến công cụ lao động, sáng tạo ra những công cụ lao động mới, vượt qua những giới hạn tự nhiên của con người để nâng lên sức mạnh, mở rộng phạm vi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo ra những sản phẩm mới không có sẵn trong tự nhiên. Một nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng nói các thời đại khác nhau không phải ở chỗ sản xuất cái gì mà là sản xuất bằng cái gì, sản xuất như thế nào. Trong thời cổ đại, đã có những cuộc cách mạng chuyển từ đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng, đồ sắt và cuộc cách mạng nông nghiệp khi con người chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Trong lịch sử cận đại hơn 3 thế kỷ qua, nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển là 3 cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay đang bước vào cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra cuối thế kỷ XVIII, với sự ra đời động cơ hơi nước, dẫn đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, động cơ hơi nước được sử dụng làm động lực cho nhiều loại máy móc, phương tiện hoạt động; tiêu biểu là ngành đóng tầu biển, tầu hỏa chạy bằng động cơ hơi nước; ngành dệt với việc ra đời các máy kéo sợi, máy dệt chạy bằng hơi nước; ngành cơ khí chế tạo, ngành luyện kim. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX với sự ra đời của động cơ đốt trong, động cơ điện, từ đó tạo ra sự phát triển bùng nổ của nhiều ngành công nghiệp như ngành điện, các nhà máy điện, các công cụ, thiết bị điện; ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, các phương tiện vận tải; luyện kim bằng lò điện; hoá chất, công nghệ sản xuất hàng loạt theo dây chuyền. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào cuối thế kỷ XX, với sự ra đời, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp thông tin, viễn thông, máy tính, Internet, điện thoại di động, tự động hóa sản xuất, … Khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay cách mạng công nghiệp 4.0) lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng hòa Liên Bang Đức năm 2011 tại cuộc Hội chợ công 181 nghệ ở Hannover. Năm 2012, khái niệm này được sử dụng để đặt tên cho một chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ cao của Chính phủ Đức. Năm 2016, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được lựa chọn làm chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đovos, Thụy Sỹ. Sau đó, khái niệm này được sử dụng phổ biến để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp mới, dù mới bắt đầu nhưng đã có những bước tiến mạnh mẽ, những thành tựu to lớn, có những ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Trong khoảng 2 năm gần đây, ở nước ta, đã có nhiều hội thảo, diễn đàn được tổ chức; nhiều công trình nghiên cứu, sách, bài viết về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được công bố. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu đó, có thể thấy rằng: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hình thành trên nền tảng những thành tựu cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; là sự tích hợp của nhiều loại hình công nghệ và những thành tựu mới của nhiều lĩnh vực nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học, xóa nhòa ranh giới của các lĩnh vực khoa học này. Trong đó, công nghệ nền tảng, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ số; các lĩnh vực mũi nhọn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo; công nghệ thông tin, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Blockchain; công nghệ nanô, công nghệ gien, công nghệ vật liệu, công nghệ in 3D trong lĩnh vực chế tạo… - Công nghiệp thông tin có sự phát triển mạnh mẽ, đột phá. Hệ thống mạng máy tính, Internet kết nối vạn vật cho phép kết nối, trao đổi thông tin giữa hàng tỷ đối tượng; chuyển tải thông tin trên phạm vi toàn cầu với quy mô lớn, tốc độ nhanh chưa từng có. Công nghệ điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, công nghệ Blockchain cho phép lưu trữ, bảo vệ khối lượng thông tin to lớn, tạo khả năng khai thác, chia sẻ thông tin không giới hạn. Các công nghệ này tạo sự kết nối các máy móc, thiết bị ở các nhà máy, cơ quan, công sở, các hệ thống kết cấu hạ tầng điện, nước, giao thông, thông tin công cộng; làm cho các máy móc, thiết bị, hệ thống hạ tầng… trở nên thông minh, hoạt động theo ý muốn và sự điều khiển từ xa của con người; làm cho con người có thể kiểm soát, điều khiển từ xa được các phương tiện, thiết bị, kể cả những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Công nghệ kết nối, truyền dẫn thông tin là công nghệ nền tảng thúc đẩy phát triển các hệ thống sản xuất thông minh, tạo nên những ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, quốc gia thông minh… - Trí tuệ nhân tạo do con người tạo ra có khả năng hoạt động như bộ não của con người, có khả năng truy tìm, phân loại, phân tích, đánh giá các dữ liệu để đưa ra các kết luận, các quyết định đúng đắn. Trí tuệ nhân tạo gắn vào các robot tạo thành những người máy thông minh, các rôbốt thế hệ mới có thể thay thế ngày càng nhiều công việc của con người, giúp việc ở gia đình, ở công sở, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn… ở các khâu công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trí tuệ nhân tạo trong nhiều loại máy móc, thiết bị, làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại máy móc thông minh, có khả năng tự điều chỉnh, xử ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: