Danh mục

Cuộc chạy đua trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại trụ sở chính của Nike ở Beaverton, Protland, Mỹ, có một cảnh tưởng thú vị đang diễn ra: Một người đàn ông đạo mạo với nhiều thiết bị hiện đại gắn trên người, đi một đôi giày thể thao mới toanh và thực hiện một loạt những động tác di chuyển như chạy ngoặt trong bóng rổ, chạy tốc độ trong điền kinh và chạy lắt léo trong bóng đá. Nhiều người thắc mắc, ông ta đang làm gì vậy? Đó chính là John Mathur, chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Nike, hãng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc chạy đua trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm Cuộc chạy đua trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm Tại trụ sở chính của Nike ở Beaverton, Protland, Mỹ, có một cảnh tưởng thú vị đang diễn ra: Một người đàn ông đạo mạo với nhiều thiết bị hiện đại gắn trên người, đi một đôi giày thể thao mới toanh và thực hiện một loạt những động tác di chuyển như chạy ngoặt trong bóng rổ, chạy tốc độ trong điền kinh và chạy lắt léo trong bóng đá. Nhiều người thắc mắc, ông ta đang làm gì vậy? Đó chính là John Mathur, chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Nike, hãng sản xuất đồ dùng thể thao lớn nhất thế giới, đang thử nghiệm đôi giày vừa mới chế tạo. Đôi bàn chân của John được quay phim rất nhanh với 120 hình/giây trong hình ảnh ba chiều. Mỗi bước chạy của John được máy tính ghi lại cẩn thận, một con chip nhỏ gắn ở đất và bảng điện tử tại đôi giày sẽ đo sức mạnh của các xung động. Tất cả các thông số được máy tính lưu lại để phân tích độ bền của đôi giày, trạng thái co bóp của chân và phản ứng của hệ thần kinh khi John chạy nhảy trong đôi giày. Chỉ đến khi những thông số trên được kết luận là hoàn hảo, thì mẫu giày mà John vừa thử nghiệm mới được chuyển đến các nhà máy sản xuất của Nike trên toàn thế giới để sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường. Hơn bao giờ hết, công nghệ hiện đại đang quyết định thành công của những sản phẩm ngày nay, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao. Với chiến lược luôn áp dụng công nghệ vào sản phẩm để chinh phục khách hàng, ba người khổng lồ trên thị trường đồ dùng thể thao lớn nhất trên thế giới là Nike, Aididas và Reebok đã đem lại cho mọi người những bài học cạnh tranh vô cùng thú vị! Tại Nike, những người như John luôn rất được cưng chiều, xuất phát từ đòi hỏi “một đôi giày phải có chất lượng hoàn hảo và đảm bảo sự thoải mái của đôi chân. Chúng tôi coi trọng các công nghệ cao và các chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm”- giám đốc điều hành Nike nhận xét. Không chỉ có Nike, với Adidas cũng như Reebok, hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng rất được chú trọng. Những nhân viên làm việc tại bộ phận này phải có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và lương của họ được trả rất cao, có lẽ chỉ sau các giám đốc mà thôi. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, giờ đây, cuộc đua tranh trong lĩnh vực phát triển sản phẩm hoàn toàn không kém phần khốc liệt so với cuộc đua tranh tiêu thụ sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Các “đại gia” trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng thể thao thế giới không tiếc tiền để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm: theo ước tính, trong vài năm trở lại đây, chi phí hàng năm dành cho việc này của Nike đã tăng trung bình 62%, còn tại Adidas và Reebok, con số lần lượt là 50% và 48%. Leyton Hughes, giám đốc marketing của Reebok cho biết: “Các hãng sản xuất đồ dùng thể thao ngày nay đang áp dụng những công nghệ mới nhất vào sản phẩm của mình. Họ tạo ra các sản phẩm hiện đại hơn, tiện nghi hơn cũng như hấp dẫn và hợp thời trang hơn. Đó chính là nghệ thuật tiếp thị bằng công nghệ”. Kinh doanh trong thời nay đòi hỏi phải có sự hoà trộn giữa công nghệ và những sáng tạo trong sản phẩm, và bạn có thể thấy rõ điều này trên thị trường giày dép thể thao. Năm 2004, doanh thu của Nike đạt 11,4 tỷ USD, trong khi vào năm 1970, con số này mới chỉ là 150 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ này hoàn toàn nhờ vào kỹ thuật “Air” (đệm không khí trong đế giày) của Nike. Air là sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của Nike, với đệm không khí được gắn vào đế giày giúp giảm lực tác động lên chân. Được tung ra thị trường vào cuối thập niên 80, Air ngay lập tức gây sự chú ý trong giới tiêu dùng, khi siêu sao bóng rổ lúc bấy giờ là Micheal Jordan đã ký hợp đồng sử dụng sản phẩm của hãng này kéo dài 12 năm. Ngày nay, Air đã có phiên bản thứ mười hai. Chưa bằng lòng với Air , Nike đã cho ra mắt sản phẩm giày thể thao thế hệ mới có cả hệ thống khí tuần hoàn liên tục ở đế giày. Công nghệ mới này được áp dụng từ cuối thập niên 80 với sản phẩm giày thể thao Air Max có một “cửa số” mở ở đế giày để đặt vào đó một lớp đệm không khí linh hoạt. Chiếc giày thể thao kiểu mới đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của rất nhiều khách hàng vì sự thoải mái và tiện lợi của nó. Để quảng bá cho sản phẩm mới, chiến dịch giới thiệu Air Max của Nike đã sử dụng cả bài hát Revolution của nhóm Beatles. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ Air Max vẫn nối tiếp nhau ra đời và loại “không khí” này vẫn luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Quyết tâm không tụt hậu so với Nike, không lâu sau, Reebok cũng tung ra thị trường loại giày thể thao Pump được bơm căng không khí giúp cho việc đi lại và chạy được nhẹ nhàng hơn. Nhãn hiệu Pump của Reebok không có dây giày, nhưng có một cái bơm nhỏ ở lưỡi giày để làm phồng giày lên, ôm vừa khít bàn chân. Và cùng với nhãn hiệu kế tiếp là Insta-Pump, những chiếc giày của Rebook rất được các vận động viên ưa thích. Chiếc Pump của Reebok có đôi phần “lấn át” sản phẩm của Nike nhờ ưu điểm là giá thành rẻ hơn, trong khi độ thoải mái không thua kém. Thật là “kẻ tám lạng người nửa cân”!. Còn với “người khổng lồ” Adidas thì sao? Hãng này cũng kịp thời giới thiệu sản phẩm giày thể thao Feet You Wear có tính cơ học và sinh học cao, khi chân hoạt động thì giày cũng hoạt động theo. Ý tưởng này của Adidas được đánh giá là có tính đột phá, trái ngược hẳn với những sản phẩm của Nike và Reebok. Kết quả của cuộc đua tranh giữa ba “đại gia” là thị trường đồ dùng thể thao thế giới biến đổi từng ngày với nhiều công nghệ mới được áp dụng. Người ta có cảm giác dường như những chiếc giày phát triển cùng với công nghệ này là vì mốt hơn là vì thể thao. Lúc đầu, những việc giày thể thao có chất lượng, nhưng kiểu dáng bình thường như nhãn hiệu Gazelle của Adidas được người tiêu dùng yêu thích. Nhưng ngay sau khi nhãn hiệu Gear vớ ...

Tài liệu được xem nhiều: