Danh mục

Cuộc chiến 'sở hữu' con, cháu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.73 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Nhím là con gái của con. Con có quyền nuôi dạy theo cách của mình. Mẹ đừng can thiệp sâu”. Chị Liên nhấm nhẳng với mẹ chồng. Vừa đi, chị vừa làu bàu: “Bà thích thì đẻ thêm đứa nữa mà ".Vốn mâu thuẫn với mẹ chồng từ trước, nhưng không có nhiều cơ hội để “phản kháng”, từ ngày sinh con, chị Liên cho rằng đã có “vũ khí” để chống đối. Là con đầu cháu sớm nên Nhím được cả hai bên nội ngoại dành trọn tình yêu thương chăm sóc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc chiến “sở hữu” con, cháu Cuộc chiến “sở hữu” con, cháu “Nhím là con gái của con. Con có quyền nuôi dạy theo cách của mình. Mẹ đừng can thiệp sâu”. Chị Liên nhấm nhẳng với mẹ chồng. Vừa đi, chị vừa làu bàu: “Bà thích thì đẻ thêm đứa nữa màẢnh: Images dạy”…Vốn mâu thuẫn với mẹ chồng từ trước, nhưng không cónhiều cơ hội để “phản kháng”, từ ngày sinh con, chị Liêncho rằng đã có “vũ khí” để chống đối.Là con đầu cháu sớm nên Nhím được cả hai bên nội ngoạidành trọn tình yêu thương chăm sóc. Khỏi phải nói bà nộiNhím vui như thế nào khi mọi người đều khen bé giống bànhư lột, từ những nét trên khuôn mặt đến từng ngón chân,ngón tay. Tuy nhiên, bà quý cháu nhưng chỉ thích bế bồng,chưa bao giờ bà nấu cho cháu một đĩa bột hay nấu cho condâu một bữa ăn.Chị Liên lúc đầu cũng thấy tủi thân, nhưng nghĩ đi nghĩ lại,chị thấy mừng. Bởi tuy sống chung đấy, nhưng chị sẽkhông bị phụ thuộc hay “nể nang” chuyện chăm sóc con.Tự tay chị Liên thay bỉm, pha sữa, nấu bột cho con. Sau khisinh, chị ở nhà đến khi Nhím được gần một năm mới đilàm. Vì thế, chị “phong toả” căn phòng riêng, bà nội ởphòng ngoài, muốn vào bế cháu cũng phải hỏi.Nhiều hôm, Nhím quấy khóc ngằn ngặt, một mình chị Liênthức đêm chăm con, nhưng nhất định chị không cho bà vàobế cháu. Mẹ chồng chị sốt ruột nói vọng từ phòng ngoàivào càng khiến chị bực bội. “Đã stress vì con thì thôi, bà lạicòn can thiệp, đôi khi “điên” quá phải đánh con vô cớ.Đánh rồi lại thấy hối hận” – chị thú thật.Nhím đi trẻ, chị Liên đi làm, bà nội có nhiều cơ hội chămsóc cháu. Chị Liên luôn có cảm giác bà tìm mọi cách muachuộc con bé. Nhiều hôm đi làm về, thấy hai bà cháu quấnquýt, Nhím dường như không cần mẹ, chỉ chào mẹ một câurồi quay sang chơi với bà. Chị lại tức.Nhím được bà chiều nên hay vòi vĩnh. Mỗi lần không vừa ýchuyện gì là lăn ra khóc ăn vạ. Chị Liên cương quyết khôngdỗ dành mà để cho con khóc chán thì tự nín. Nhưng bà xótcháu, nói là nếu khóc nhiều cháu sẽ viêm phổi, không chịuđược bà lại chạy ra ôm ấp, hứa hẹn mua cho cháu cái này,cái nọ.Chị Liên cương quyết không chịu, nhiều lần chị “đối đầutrực tiếp” với không chỉ mẹ chồng mà với chính chồngmình. Khăng khăng giữ quan điểm và bằng mọi cách cốgắng chứng minh cho những người xung quanh biết rằng:chị là mẹ đẻ của Nhím, mẹ chồng là mẹ đẻ của chồng, vìvậy bà chỉ có quyền “nhào nặn” con trai bà thôi, Nhím phảido chị quyết định. Không khí trong nhà lúc nào cũng căngnhư dây đàn.“Sống trong gia đình có mâu thuẫn giữa ông bà nội với mẹrất căng thẳng” – Hà Yến (15 tuổi, Thái Nguyên) cũng đôikhi thấy hoang mang không thể hiểu nổi người lớn. Bìnhthường ông bà nội rất nghiêm khắc, nếu Yến mắc lỗi gì,ông sẽ phết ngay mấy cái vào mông, đau điếng. Chiếc roimây của ông vừa to, vừa dài lại đen bóng là nỗi sợ hãi củatất cả bọn trẻ trong nhà.Nhiều hôm, mẹ thấy con gái “mông đầy lươn” cũng phảibật khóc, nhưng lại không dám nói gì. Lúc khác, khi Yếnhư, mẹ lại cầm chính roi mây của ông đánh con. Ông bàchạy vào bênh cháu chằm chặp, nhưng càng bênh, mẹ càngđánh Yến mạnh hơn. Tối về, mẹ em lại ôm con thủ thỉ:“Ông càng bênh, mẹ càng đánh. Ông không bênh có phảicon không bị đánh nhiều không?”.Tại sao trẻ con lại là nơi trút giận của người lớn?Chuyên gia tư vấn Quỳnh Nga (Công ty tư vấn Nhật Minh)cho rằng tâm lí muốn “sở hữu” con xuất phát từ nhiềunguyên nhân. Trong cuộc sống hiện đại, việc sinh conkhông phải dễ, khi có con đầu lòng, các bà mẹ trẻ thườngmuốn dành trọn tình cảm và muốn tự tay chăm sóc đứa trẻcủa mình. Sự không hoà hợp giữa mẹ chồng – nàng dâukhiến nhiều người con dâu sợ cháu dành tình cảm cho bànhiều hơn mẹ.Để cố gắng làm tròn thiên chức của mình, đôi khi họ cũngcảm thấy mệt mỏi. Rất muốn tự tay chăm con nhưng nhiềubà mẹ trẻ chưa đủ kinh nghiệm, thời gian và kiến thức. Nhờbà thì… sợ bẩn (nhất là mẹ chồng ở quê), sợ lép vế, sợ cháusẽ yêu bà hơn yêu mẹ. Chính những điều đó tạo ra mâuthuẫn tâm lý trong bản thân người mẹ.Yêu con, thương con nhưng chị em lại không kiềm chếđược cảm xúc, dễ stress và có những hành vi bạo hành vớitrẻ. Trong khi đó, bố mẹ chồng vì vô tình hay cũng do mâuthuẫn từ trước mà muốn lôi kéo tình cảm của đứa bé vềphía mình.Nếu mâu thuẫn kéo dài, đứa trẻ bị giằng co giữa bên mẹ,bên ông bà sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Dù không hiểuđược rõ ràng, nhưng đứa trẻ sẽ cảm thấy hoang mang,không an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Chúng chỉđược chơi hoặc là với riêng mẹ, hoặc là với riêng bà. Cómẹ thì thôi bà hoặc ngược lại. Mặc dù được mẹ chăm sóc,nhưng đứa bé không cảm nhận được hết tình yêu thươngmà chỉ luôn ám ảnh bởi những trận quát mắng, những trậnđòn “không hiểu nổi”.Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là người lớnphải dung hòa, chia sẻ và bàn bạc để đưa ra sự thống nhấtcao trong việc chăm sóc trẻ. N ...

Tài liệu được xem nhiều: