Danh mục

Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô - Đức giai đoạn 1941-1945

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.06 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái lược lực lượng xe tăng hạng nặng của Liên Xô và Đức trước khi tham chiến; Ưu thế của lực lượng xe tăng Liên Xô trước năm 1942; Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô - Đức những năm 1942-1945.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô - Đức giai đoạn 1941-1945 CUỘC ĐỐI ĐẦU XE TĂNG HẠNG NẶNG XÔ - ĐỨC GIAI ĐOẠN 1941-1945 ĐẶNG PHÚ PHONG Khoa Lịch sử Tóm tắt: Trong giai đoạn đầu xâm lược Liên bang Xô-viết, lực lượng tăng thiết-giáp của phát xít Đức đã gặp sự chống trả quyết liệt từ lực lượng tăng- thiết giáp Liên Xô. Trong đó, các xe tăng hạng nặng KV-1 và KV-2 của Hồng quân Liên Xô đã chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối trước những xe tăng của Đức lúc đó. Để đáp trả, phát xít Đức đã nghiên cứu, sản xuất và đưa vào chiến trường hai loại xe tăng mới Tiger và Panther, bắt đầu cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng giữa hai bên. Từ năm 1942 đến tháng 5-1945, Liên Xô và Đức đã nghiên cứu và tung ra chiến trường những mẫu xe tăng hạng nặng có sức mạnh hủy diệt rất lớn. Cuộc đối đầu xe tăng hạng nặng Xô-Đức là cuộc đối đầu trên bộ có quy mô lớn nhất góp phần quyết định cục diện của mặt trận Xô-Đức 1941-1945 và đưa đến thắng lợi cuối cùng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai... Từ khóa: Xe tăng hạng nặng, Liên Xô, Phát xít Đức, IS-2, Tiger1. KHÁI LƯỢC LỰC LƯỢNG XE TĂNG HẠNG NẶNG CỦA LIÊN XÔ VÀ ĐƯCTRƯỚC KHI THAM CHIẾN1.1. Về phía ĐứcTrước Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Đức chỉ có một dự án xe tăng hạng nặng choriêng mình như mẫu thử nghiệm DW1 và DW2 được công ty “Heschel und Sohn” pháttriển vào năm 1938. Tuy nhiên dự án DW đã bị hủy bỏ vào năm 1939 để nhường chỗcho dự án xe tăng hạng nặng VK 30.01 có những thông số kỹ thuật tốt hơn.Khi bắt đầu cuộc xâm lược nước Pháp (1940), nước Đức không có xe tăng hạng nặngtham chiến mà lực lượng thiết giáp xung kích chính trên chiến trường là xe tăng hạngnhẹ Panzer I; II, xe tăng hạng trung Panzer III;IV và một lượng lớn xe tăng hạng nhẹchiếm được của Tiệp Khắc1. Sau khi giành chiến thắng trước Pháp, Đức đã chiếm đượcmột số lượng lớn xe tăng hạng nặng Char B1 của Pháp, các xe tăng Char B1 này đượcđổi tên thành Panzer B2 và là “xương sống” của lực lượng xe tăng hạng nặng Đức trênchiến trường Châu Âu.1.2. Về phía Liên XôTrái với Đức, trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc xảy ra, Liên Xô đã phát triển lựclượng xe tăng hạng nặng hùng hậu với những biểu tượng như xe tăng hạng nặng T-35.1 Sau khi thôn tính Tiệp Khắc, Đức đã chiếm được dây chuyền sản xuất vũ khí hiện đại trong đó có dâychuyền sản xuất xe tăng hạng nhẹ nổi tiếng LT vz.35 và LT vz.38, hai loại xe tăng này được đặt tên lại làPanzer 35(t) và Panzer 38(t). 87 ĐẶNG PHÚ PHONGT-35 là xe tăng hạng nặng đa tháp pháo được Cục thiết kế OKMO phát triển từ nhữngnăm 1930 cho Hồng quân, T-35 dược trang bị 5 tháp pháo, trong đó tháp pháo chínhmang pháo 76,2mm model 1927/1932 (được xem là cỡ nòng lớn cho xe tăng lúc đó), 2tháp pháo phụ mang pháo 45mm vả 2 tháp pháo phụ còn lại chỉ được trang bị súng máy7,62mm. T-35 được biên chế cho Hồng quân từ năm 1935 và được sản xuất tổng cộngchỉ có 61 xe. T-35 đóng vai trò như một biểu tượng cho sức mạnh của lực lượng tăng-thiết giáp và nền công nghiệp của Liên Xô vào những năm 1930 [5; tr 1].Mặc dù được xem là biểu tượng của Hồng quân trước chiến tranh vệ quốc nhưng T-35đã bộc lộ nhiều nhược điểm không thể khắc phục như trọng lượng quá nặng, không thểbọc thêm giáp vốn không đủ độ dày, động cơ yếu và sức cơ động trên địa hình không tốtnên Hồng quân tiến hành phát triển một loại xe tăng hạng nặng mới có thể đáp ứngnhững yếu tố mà T-35 không thực hiện được. Kết quả của việc phát triển đó là một loạixe tăng hạng nặng mới được sản xuất với thân xe nhỏ hơn, chỉ có một tháp pháo vàđược bọc giáp dày hơn. Đó là xe tăng Kliment Voroshilov hay còn được gọi dưới cáitên KV.Sau cuộc chiến tranh với Phần Lan năm 1940, các xe tăng KV đã chứng tỏ được sứcmạnh của mình trước các loại pháo chống tăng của đối phương. Không có một vũ khíchống tăng nào xuyên thủng được giáp trước2, hệ thống treo hoạt động tốt và xích xe dichuyển linh hoạt trên nền đất yếu. Xe tăng KV được đưa vào sản xuất hàng loạt với 2phiên bản: KV-1 mang pháo chính 76,2 mm và KV-2 mang pháo chính 152mm M10.Khi chiến dịch xâm lược Liên Xô của Đức bắt đầu, Hồng quân được trang bị 508 xetăng KV-1 và KV-2 nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu [7; tr 1].2. ƯU THẾ CỦA LỰC LƯỢNG XE TĂNG LIÊN XÔ TRƯỚC NĂM 1942Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc, lực lượng tăng-thiết giáp Liên Xônói chung và xe tăng hạng nặng nói riêng đã chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng trướctăng-thiết giáp của quân đội Đức. Nguyên nhân chính là số lượng các xe tăng hạng nặngKV quá ít (chỉ 508 chiếc so với hơn 12000 xe t ...

Tài liệu được xem nhiều: