Danh mục

Cuộc đời và sự nghiệp của Vincent Van

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.99 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vincent Van Gogh là nhà danh họa người Hòa Lan có danh tiếng đứng sau Rembrandt và là một trong bốn họa sĩ hậu ấn tượng, gồm Paul Gauguin, Georges Seurat và Paul Cézanne. Danh tiếng của Van Gogh được căn cứ vào các họa phẩm mà ông đã sáng tác, phần lớn trong ba năm cuối của cuộc đời hội họa 10 năm. Van Gogh đã vẽ hơn 800 bức sơn dầu và 700 họa phẩm thuộc các thể loại khác, thế nhưng ông đã chỉ bán được một tấm tranh khi còn sống. Tranh của Van Gogh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc đời và sự nghiệp của Vincent Van Cuộc đời và sự nghiệp của Vincent Van Gogh Vincent Van Gogh là nhà danh họa người Hòa Lan có danh tiếng đứng sau Rembrandt và là một trong bốn họa sĩ hậu ấn tượng, gồm Paul Gauguin, Georges Seurat và Paul Cézanne. Danh tiếng của Van Gogh được căn cứ vào các họa phẩm mà ông đã sáng tác, phần lớn trong ba năm cuối của cuộc đời hội họa 10 năm. Van Gogh đã vẽ hơn 800 bức sơn dầu và 700 họa phẩm thuộc các thể loại khác, thế nhưng ông đã chỉ bán được một tấm tranh khi còn sống. Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một tâm hồn bệnh hoạn khiến cho sau này nhà danh họa phải tự sát. 1/ Thời thanh niên. Vincent Willem van Gogh chào đời vào ngày 30 tháng 3 năm 1853 tại làng Groot- Zundert thuộc miền Brabant, nước Hòa Lan và là con trai lớn của một gia đình 6 người con. Cha của Van Gogh là một mục sư Tin Lành. Thuở thiếu niên của Van Gogh rất hạnh phúc, cậu nhỏ này thường lang thang vui chơi nơi miền quê thanh vắng. Vào tuổi 16, Van Gogh học nghề bán họa phẩm cho công ty Goupil tại thành phố The Hague, nơi mà một người chú có phần hùn. Công ty Goupil này có nhiều chi nhánh tại các thành phố khác như Brussels, London rồi tới năm 1874, có cửa hàng chính tại thành phố Paris. Tại Paris, Van Gogh thường đi thăm Viện Bảo Tàng Louvres và các họa phẩm trưng bày tại nơi này đã làm cho tâm hồn Van Gogh say mê, và cuộc sống hàng ngày liên quan tới các tác phẩm nghệ thuật đã làm sống dậy trong tâm hồn chàng niềm cảm xúc nghệ thuật. Chàng Van Gogh dần dần không còn chú tâm vào công việc buôn bán rồi cuối cùng, xin thôi nghề buôn tranh vào tháng 4 năm 1876. Van Gogh say mê các tác phẩm hội họa của Rambrandt, Frans Hals và các danh họa khác người Hòa Lan cũng như các sáng tác của Jean Francois Millet và Camille Corot. Hai họa sĩ đương thời người Pháp này đã tạo nên các ảnh hưởng trong suốt cuộc đời nghệ sĩ của Van Gogh. Do nghề bán họa phẩm, Van Gogh đã đi và sống tại nhiều xứ sở và tình yêu ban đầu đã nẩy nở khi chàng thanh niên Hòa Lan này sinh sống tại nước Anh vào năm 1874. Mối tình đầu với một thiếu nữ London đã thất bại, Van Gogh trở nên đau khổ và cô đơn, vì vậy chàng muốn theo học trường đào tạo mục sư, nhưng đã bị rớt vào kỳ thi tuyển. Do quan tâm về tôn giáo, Van Gogh đã theo học một khóa huấn luyện 3 tháng về đạo Tin Lành tại Brussels rồi sau đó, được cử đi rao giảng tại miền Borinage, là nơi hầm mỏ nghèo khó thuộc miền tây nam của nước Bỉ. Tại nơi hầm mỏ này, Van Gogh đã thông cảm với nỗi khổ đau của người nghèo nên đã quá chăm chỉ và xả thân giúp đỡ họ, gây nên nhiều bất đồng với các vị lãnh đạo tôn giáo. Van Gogh vì thế bị sa thải khỏi công việc giảng đạo và phải trở về sống nhờ gia đình vì không còn tiền bạc. Chính vào năm 1880, ở tuổi 27, Van Gogh đã bị dằn vặt, tuyệt vọng và tìm ra cho mình một lối thoát. Trong một bức thư dài viết cho người em trai tên là Theo, Van Gogh đã cho biết quyết định theo ngành hội hoạ. Nhờ sự khuyến khích và nguồn trợ cấp tài chính của người em trai đang làm việc cho công ty bán tranh Goupil tại Paris, Van Gogh trở lại khu hầm mỏ Borinage và bắt đầu vẽ, bắt chước vẽ theo các bức tranh của Jean Francois Millet (1814-1875), vẽ về đời sống và chân dung của những người thợ mỏ đen đủi. Van Gogh thấy rằng cách tự học và làm việc chăm chỉ không đủ, còn cần tới sự hướng dẫn của các họa sĩ nhiều kinh nghiệm nên vào năm 1882, ông trở lại thành phố The Hague, Hòa Lan, để theo học hội họa với một người bà con là họa sĩ Anton Mauve (1814-1875), một họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh, nhưng Van Gogh đã coi đường lối vẽ của ông Mauve là ngột ngạt và khô khan. 2/ Thời kỳ sáng tác. Cuộc đời sáng tác của Van Gogh rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài 10 năm, từ 1880 tới 1890. Trong 4 năm đầu, Van Gogh học hỏi các kỹ thuật hội họa và chuyên vẽ đường nét (drawing) và màu nước (watercolors) nhưng sau khi đã học tập với Anton Mauve và đã gặp gỡ nhiều họa sĩ khác, kể từ mùa hè năm 1882, Van Gogh bắt đầu bước sang phạm vi tranh sơn dầu (oil paint). Do nội tâm thúc đẩy “phải sống một mình với thiên nhiên”, năm 1883 Van Gogh đã tới Drenthe, một miền hoang vắng thuộc phía bắc xứ Hòa Lan và đã lưu lại nơi này trong ba tháng trước khi trở về Nuenen, một ngôi làng thuộc vùng Brabant mà gia đình mới dọn tới. Van Gogh đã cư ngụ tại Nuenen trong các năm 1884 và 1885, và vào thời gian này, nghệ thuật của Van Gogh táo bạo hơn, chín chắn hơn. Van Gogh đã vẽ ba loại đề tài : tĩnh vật, phong cảnh và con người, tất cả đều liên quan tới miền đất canh tác của nông dân, đời sống của họ, những gian khổ mà họ phải chịu đựng. Cuốn truyện Germinal (1885) của Emile Zola, một văn sĩ ngưới Pháp, mô tả một miền hầm mỏ của nước Pháp, đã ảnh hưởng tới Van Gogh rất nhiều, nên trong các tấm tranh của Van Gogh vẽ về các người thợ mỏ, đã bộc lộ những chỉ trích mang tính xã hội của họa sĩ. ...

Tài liệu được xem nhiều: