Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Vị trí
Hoàng thành Huế
Xây dựng
1835
Tình trạng
Đang trưng bày
Chức năng
Bảo vật
.Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (tiếng Anh: The Nine Tripod Cauldrons of Nguyen Dynasty; tiếng Hán: 阮朝九鼎) là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835),...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)
Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)
Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Hoàng thành Huế
Vị trí
1835
Xây dựng
Đang trưng bày
Tình trạng
Bả o v ậ t
Chức năng
Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (tiếng Anh: The Nine Tripod Cauldrons of Nguyen
Dynasty; tiếng Hán: 阮朝九鼎) là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế
miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào
mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.
Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ
cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835), ra lệnh cho Nội các cùng bộ
Công đôn đốc công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836),
phần thô của chín đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới
được chính thức hoàn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để
đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến
tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thoái của thời kỳ bao
cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn tới ngày
nay.
Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thu ỵ
hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17
bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản
vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất
thời nhà Nguyễn.
Mục lục
1 Quá trình thiết kế và đúc đỉnh
1.1 Khởi công
o
1.2 Thiết kế và chế tạo
o
1.3 Khánh thành
o
2 Vị trí và đặc điểm hình thể
2.1 Vị trí
o
2.2 Đặc điểm hình thể
o
3 Những bức họa tiết chạm nổi trên Cửu Đỉnh
4 Ý nghĩa và giá trị của Cửu Đỉnh
4.1 Ý nghĩa
o
4.2 Giá trị
o
5 Liên kết ngoài
6 Xem thêm
7 Chú giải và thư mục
7.1 Chú giải
o
7.2 Thư mục
o
Quá trình thiết kế và đúc đỉnh
Khởi công
Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba
chân,[1] nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa. Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp
để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ.[2].
Trước thời vua Nguyễn Thánh Tổ, các chúa và vua nhà Nguyễn đã cho đúc nhiều
vạc đồng để xác định quyền uy của triều đại. Đỉnh kì thực chính là vạc nhưng mặt
khác, đỉnh có ý nghĩa thiêng liêng tôn kính hơn[1]. Theo quan niệm Dịch học, quẻ
Đỉnh (鼎卦) gồm quẻ Ly (離卦) ở trên và quẻ Tốn (巽卦) ở dưới, mà tự quẻ Ly đã
có đức thông minh, sáng suốt, quẻ Tốn có đức vui, thuận. Vậy quẻ Đỉnh có đủ đức
sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương nhu ứng viện nhau để làm việc đời, hanh
thông, rất tốt.[1] Do đó theo truyền thuyết, khi Hạ Vũ trị thủ y, chia chín châu, đúc
cửu đỉnh đặt ở kinh đô nhà Hạ. Thành Thang diệt Hạ Kiệt, lấy cửu đỉnh của nhà
Hạ mang về kinh đô nhà Thương. Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lại dời cửu đỉnh
về Lạc Ấp. Với ý nghĩa ấy của cửu đỉnh, tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh
Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh riêng cho triều đại của mình,
triều Nguyễn. Dụ chỉ như sau:
Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ
“
quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim
loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để
làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm !
Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn
phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu... Đó là để
tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau. Chuẩn cho
quan phần việc theo đúng kiểu mẫu mới định mà đúc.[3] ”
—Minh Mạng
Nhà vua phái hai viên quan khoa đạo và hai viên quản vệ đôn đốc tiến hành công
việc, quan lại ở bộ Công cũng phải thường xuyên xem xét.
Thiết kế và chế tạo
Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác
định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế
ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh
đều có dáng chung giống nhau : bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai
quai, dưới bầu có ba chân[4]. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là Minh
Mạng thập lục niên Ất Mùi tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng.
Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân
đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt
quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có
gờ, ...