Thông tin tài liệu:
Da được cấu tạo bởi 3 lớp từ ngoài vào trong gồm thượng bì, trung bì và hạ bì. Da rất nhạy cảm, đặc biệt là sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời mùa hè. Trường hợp bị cháy nắng nhẹ, sẽ xuất hiện vầng đỏ trên mặt da (do sự nở ra của các mạch máu), phồng rộp da, làm xuất hiện một màng nước ở lớp da ngoài cùng.Thường thì da tự lành bằng cách sản xuất ra những tế bào da mới. Nhưng trong quá trình tự làm lành này, một vài tế bào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Da cháy nắng, cần làm gì? Da cháy nắng, cần làm gì?Da được cấu tạo bởi 3 lớp từ ngoài vào trong gồm thượng bì, trungbì và hạ bì. Da rất nhạy cảm, đặc biệt là sự tác động trực tiếp của ánhnắng mặt trời mùa hè. Trường hợp bị cháy nắng nhẹ, sẽ xuất hiệnvầng đỏ trên mặt da (do sự nở ra của các mạch máu), phồng rộp da,làm xuất hiện một màng nước ở lớp da ngoài cùng.Thường thì da tự lành bằng cách sản xuất ra những tế bào da mới.Nhưng trong quá trình tự làm lành này, một vài tế bào có thể trởthành bất bình thường và hậu quả là dẫn đến bệnh ung thư da. Vì thế,khi da có biểu hiện cháy nắng, bạn cần phải có biện pháp khắc phụcsớm, tốt nhất là chữa trị khi tổn thương này mới bắt đầu xuất hiện,thậm chí cả trước khi quầng đỏ xuất hiện.Nước lạnh là một liệu pháp tối ưu để xoa dịu chứng cháy nắng.Trong trường hợp bị cháy nắng nặng, bạn nên dùng các loại kem cóchứa cortison (liều lượng và cách dùng phải có ý kiến của bác sĩ) sẽcó kết quả tốt hơn. Các loại thuốc chống viêm, loét cũng có tác dụngchữa lành chứng cháy nắng, đặc biệt nếu dùng kèm nó với kem đặctrị. Riêng với những người bị bệnh đau dạ dày, xuất huyết dạ dày thìkhông nên dùng thuốc kháng viêm. Để phòng cháy nắng, mỗi khi ranắng, bạn nên thoa kem chống nắng có khả năng bảo vệ cao, đồngthời mặc áo dài tay, đi găng, đội mũ, đeo kính và đeo khẩu trang.Nếu không có việc cần, tốt nhất là không đi ra ngoài đường trongkhoảng thời gian từ 11 - 15 giờ.