Danh mục

Đa dạng hóa loại hình đại học - Một số góp ý xây dựng Luật Giáo dục đại học

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 108.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục đại học là nền tảng không thể thiếu để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng ở mỗi quốc gia. Đây cũng là một trọng tâm chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cho nhiệm kỳ mới 2011-2016, tầm nhìn tới 20201. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật cho các trường đại học công lập và tư thục là hết sức cần thiết. Dựa trên khung khổ của Luật Giáo dục 2005, một Dự luật Giáo dục đại học đang được soạn thảo. Bài viết góp một góc nhìn nhằm khái quát hóa các loại hình giáo dục đào tạo và tìm hiểu sâu thêm về mô hình đại học tư thục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hóa loại hình đại học - Một số góp ý xây dựng Luật Giáo dục đại học Đa dạng hóa loại hình đại học ­ một số góp ý xây dựng  Luật Giáo dục đại học  PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa –  Khoa Luật và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,  Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Giáo dục đại học là nền tảng không thể thiếu để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng ở mỗi quốc gia. Đây cũng là một trọng tâm chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cho nhiệm kỳ mới 2011-2016, tầm nhìn tới 2020 1. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật cho các trường đại học công lập và tư thục là hết sức cần thiết. Dựa trên khung khổ của Luật Giáo dục 2005, một Dự luật Giáo dục đại học đang được soạn thảo. Bài viết góp một góc nhìn nhằm khái quát hóa các loại hình giáo dục đào tạo và tìm hiểu sâu thêm về mô hình đại học tư thục. Dựa trên tiêu chí sở hữu, góp vốn và vai trò của các sáng lập viên, các trường đại học trên thế giới về cơ bản chia thành 03 loại: trường đại học công lập, trường đại học tư thục và trường đại học do các tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử mỗi nước, tầm quan trọng của ba loại trường này trong hệ thống đào tạo quốc gia là khác nhau. Tại nhiều quốc gia Châu Âu như Áo, Đức, Pháp, Thụy Sỹ hay Anh Quốc, các trường đại học tổng hợp hầu hết là công lập, song được hưởng một chế độ tự trị, tự quản rất cao. Ngược lại, ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ, các trường đại học tư thục chiếm vai trò và tỷ trọng lớn hơn, nhiều trường đại học tư thục trong các quốc gia này có chất lượng hàng đầu thế giới. Ở Hoa Kỳ, Châu Mỹ La tinh, và Philipines có những trường đại học được thành lập và quản lý bởi các tổ chức tôn giáo 2. Từ gần ba thập kỷ nay, nhiều quốc gia, trong đó có cả các quốc gia đang phát triển, từng bước cho phép thành lập các trường đại học tư thục. Các trường đại học tư thục lại chia thành hai loại, trường đại học tư thục vì lợi nhuận - được tổ chức và hoạt động không khác các công ty đối vốn - và các trường đại học tư thục phi lợi nhuận, không được tổ chức như các công ty cổ phần. Trong các quốc gia có hệ thống đào tạo đại học tiên tiến như Hoa Kỳ, các trường đại học tư thục tuy được tổ chức và có tên gọi như các công ty, song là các công ty hay tổ chức bất vụ lợi, không vì mục đích lợi nhuận, không được chia lãi, vì thế trong điều lệ các trường tư thục loại đó không có khái niệm cổ đông, không chia cổ tức cho người góp vốn tựa như công ty cổ phần. Sở dĩ có điều đó bởi pháp luật các quốc gia này chia công ty thành hai loại, có những công ty vì lợi nhuận (doanh nghiệp) và những công ty bất vụ lợi, hoạt động không vì lợi nhuận. Cách thức tổ chức và chế độ thuế áp dụng cho hai loại công ty này rất khác nhau. Có thể khái quát ba xu hướng chính sách lớn về đại học tư thục. Một số quốc gia lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc thương mại hóa giáo dục hoặc cho rằng giáo dục là một dịch vụ công cộng mà nhà nước buộc phải cung cấp, cho nên người ta không cho phép thành lập trường đại học vì lợi nhuận. Người ta e ngại rằng, nếu vì lợi nhuận, các cổ đông sẽ hối thúc nhà trường chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng đào tạo, chỉ chạy theo các ngành đào tạo có vốn đầu tư thấp mà không đầu tư vào nghiên cứu hoặc các ngành có vốn đầu tư cao. Để tránh hiện tượng đó, người ta họ khuyến khích thành lập đại học tư thục phi lợi nhuận, không cho phép người góp vốn chi phối nhà trường như các cổ đông. Thực tế này dẫn đến việc đại học tư thục phi lợi nhuận chiếm đa số trong loại hình giáo dục đại học tư thục. Ngoài ra, một số nước khác công nhận và cho phép cả hai loại hình trường tư thực vì lợi nhuận và trường tư thục phi lợi nhuận. Sau gần ba thập kỷ đổi mới, có thể thấy một thị trường giáo dục đại học đa dạng, mang tính cạnh tranh khốc liệt đã và đang hình thành ở nước ta. Bên cạnh các trường đại học công lập, đại học liên kết hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường đại học tư thục được tổ chức như các công ty cổ phần vì lợi nhuận, trong đó vốn được đóng góp bởi các cổ đông và đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất về đường lối phát triển của nhà trường (xem Quy chế đại học tư thục 2009, sửa đổi 20113). Nhằm đa dạng hóa các loại hình trường đại học tư thục, góp phần cải thiện nền quản trị đại học, tăng tính cạnh tranh giữa các trường hướng tới chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn, cần nghiên cứu thêm về những thế mạnh và giới hạn của loại hình đại học tư thục vì lợi nhuận, nghiên cứu cho phép thí điểm thành lập mới hoặc chuyển đổi một số trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Nếu được ghi nhận, trường đại học tư thục không vì lợi nhuận hoạt động dựa trên cùng một khung khổ pháp luật hiện hành của Luật Giáo dục đại học. Việc thực hiện quản lý nhà nước, đặc biệt là thẩm quyền quản lý ngàn ...

Tài liệu được xem nhiều: