Danh mục

Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thú ở Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.12 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau hiện là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thú ở Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, tỉnh Cà MauBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00015 ĐA DẠNG LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THÚ Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU Hoàng Trung Thành1,*, Nguyễn Minh Đức2 Tóm tắt: Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau hiện là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn. Kết hợp với các nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu đã xác định được trong Khu dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau có 36 loài thú thuộc 14 họ, 8 bộ, trong đó có 17 loài thú quý, hiếm và có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Các bộ thú đa dạng nhất trong khu vực là bộ Gặm nhấm (chiếm 33,3%) và bộ Ăn thịt (30,6%); các họ đa dạng nhất là họ Chuột (22,2%), họ Cầy (13,9%). Trong số các loại sinh cảnh chính có trong khu vực nghiên cứu, sinh cảnh Rừng tràm đa dạng nhất về số loài thú và cũng là sinh cảnh có nhiều loài quý hiếm nhất. Cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện trạng của một số loài thú ăn thịt quý hiếm trong vùng. Từ khóa: Đa dạng, phân bố, loài quý hiếm, Thú, Mũi Cà Mau.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thếgiới vào năm 2009 và là một trong chín khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện có của ViệtNam. Tổng diện tích của Khu dự trữ gồm 371.506 ha, nằm trong khu vực có tọa độ địa lýtừ 8o30’ đến 9o30’ vĩ độ Bắc; 104o8’ đến 105o24’ kinh độ Đông, thuộc các huyện U Minh,Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Khu Dự trữ Sinh quyểnMũi Cà Mau được xác định là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam hiệnnay. Đây cũng là một trong số ít những nơi còn giữ được kiểu diễn thế nguyên sinh của hệsinh thái rừng tràm trên nền đất than bùn tích tụ được qua hàng trăm năm tồn tại và pháttriển (Buckton và nnk., 1999; UBND tỉnh Cà Mau và UNESCO Việt Nam, 2008). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng các loài thú có trongphạm vi Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, cấu trúc thành phần loài thú cũng như đặctính phân bố theo các dạng sinh cảnh chính trong vùng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xácđịnh hiện trạng bảo tồn của các loài thú quý hiếm hiện có trong khu vực.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu tập trung vào ba vùng chính của Khu dự trữ sinh quyển CàMau: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, vùng Biển Tây. Thời giannghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2019 với 4 đợt khảo sát, mỗi đợt 8 ngày.1Trường Đại Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội2ViệnSinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam*Email: hoangtrungthanh@hus.edu.vnPHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 1252.2. Phương pháp nghiên cứu Phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin tổng quát vềcác loài thú có trong khu vực cũng như tình trạng, phân bố của chúng, tập trung chủ yếu vàocác loài điển hình hoặc dễ nhận biết. Quá trình phỏng vấn còn cung cấp những thông tin liênquan đến những loài mà có thể quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được. Điều tra theo tuyến: Các tuyến khảo sát được thiết kế dọc đường đi hoặc dọc theonhững tuyến kênh rạch, đi qua các dạng sinh cảnh đặc trưng của khu vực nghiên cứu.Trong quá trình khảo sát quan sát trực tiếp hoạt động của các loài, hoặc quan sát gián tiếpqua dấu chân, phân, dấu vết hoạt động của thú. Thu mẫu các loài thú nhỏ: Đối với các loài thú nhỏ thuộc bộ Gặm nhấm, bộ Ăn sâubọ và bộ Nhiều răng, sử dụng bẫy lồng để thu mẫu. Những cá thể còn sống (trừ các loàigặm nhấm thuộc họ Chuột Muridae) sẽ được thả lại vào tự nhiên sau khi đã xác định đượctên loài. Một số mẫu chưa định loại được ngoài thực địa sẽ được giữ lại làm tiêu bản vàtiếp tục phân tích trong phòng thí nghiệm. Thu mẫu các loài dơi nhỏ bằng lưới mờ: Lưới mờ được sử dụng với các kích thướckhác nhau: 3 x 4 m; 3 x 6 m, 3 x 9 m, 3 x 12 m. Lưới được đặt ngang đường ít người đi,vườn cây, vuông tôm. Lưới được căng lên khoảng 18h00 và được mở đến khoảng 23h00.Trong một số trường hợp lưới được mở đến 5h00 sáng hôm sau. Dơi bị mắc vào bẫy vàlưới được gỡ cẩn thận, mỗi cá thể được cho vào một túi vải riêng. Việc định loại sơ bộđược thực hiện theo Francis (2008), Kruskop (2013). Một số cá thể đực trưởng thành đượcgiữ lại làm mẫu nghiên cứu. Những cá thể khác được thả sau khi định loại sơ bộ, ghi nhậnnhững thông tin cơ bản. Phương pháp hồi cứu: Tham khảo các tài liệu đã công bố về thành phần loài thú trongvùng và các thông tin liên quan. Những thông tin này giúp nhóm nghiên cứu có hình dungban đầu về khu hệ thú trong khu vực cũng như có cơ sở để so sánh, đối chiếu sự thay đổithành phần loài qua thời gian, gồm các nghiên cứu của Le Dien Duc (1989), Buckton et al.,(1999), Lê Xuân Cảnh (2007), Đặng Ngọc Cần và nnk. (2008); UBND tỉnh Cà Mau và Ủyban UNESCO Việt Nam (2008); Willcox et al., (2012, 2017), Tran Van Bang et. al., (2014).Việc phân chia các loại sinh cảnh chính tham khảo Buckton et al., (1999). Định loại: Xác định tên các loài thú theo các tài liệu hướng dẫn định loại của Francis(2008); Kruskop (2013). Tên khoa học và hệ thống phân loại các loài thú theo Wilson &Reeder (2011); tên tiếng Việt theo Đặng Ngọc Cần và nnk. (2008). Tình trạng bảo tồn củacác loài được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2020) vàNghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguycấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoangdã nguy cấp3. KẾT QUẢ NGHI ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: