Danh mục

Đà Lạt : một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.40 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đà Lạt : một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam Đà Lạt : một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt NamĐà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trêncao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển và diện tíchtự nhiên: 393,29 km².Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổitiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat AliisLaetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho những người này niềm vui,cho những người khác sự mát mẻ.Vị tríThành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh LâmĐồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông vàĐông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp vớihai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, haytoàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi cácđỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut ( 1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơnLang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup ( 2.278 m ) dốc xuống cao nguyênDran.- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline ( 1.629 m ).- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi ( 1.754 m ) và Yàng Sơreng baobọc.Các đơn vị hành chínhThành phố Đà Lạt có 12 phường ( được đánh số từ 1 đến 12 ) và 3 xã : TàNung, Xuân Trường, Xuân Thọ.Địa hìnhCao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâmthành phố là Nhà Bảo Tàng ( 1.532 m ), nơi thấp nhất là thung lũng NguyễnTri Phương ( 1.398,2 m ) .Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt :- Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồmcác dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóngnhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.- Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía ĐôngBắc có hai núi thấp : hòn Ông ( Láp Bê Bắc 1.738 m ) và hòn Bộ ( Láp BêNam 1.709 m ). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà(Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Namtừ suối Đa Sar ( đổ vào Đa Nhim ) đến Đa Me ( đổ vào Đạ Đờng ). PhíaĐông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, cácdãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêubiểu là Pin Hatt ( 1.691 m ) và You Lou Rouet ( 1.632 m ).Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống cáccao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.Khí hậuDo ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặctính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưabao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từtháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi cómưa đá.Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổivào vì sườn đông không có núi che chắn.Lịch sửCao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc ngườiThượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi NamTrung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ôngvẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bácsĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thámhiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ,và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên LangBiang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiềuchuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu táHumann (1884).Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thámhiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưngchuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersinthực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyênĐắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phậnCampuchia).Tháng 1 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine deLanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùngngười Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ.Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản,khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893,Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6,Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình,ông ghi vắn tắt 3h30: grand plateau dénudé mamelonné (3h30: caonguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu đểxây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng ...

Tài liệu được xem nhiều: