Danh mục

Đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven bờ châu thổ Sông Hồng - kết quả nghiên cứu từ mô hình 3D

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.71 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy ở vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Trong nghiên cứu này, một mô hình 3 chiều đã được thiết lập với 4 lớp độ sâu (hệ tọa độ ). Số liệu đưa vào từ các biên mở phía biển có được thông qua sử dụng phương pháp lưới lồng (NESTING) cùng một mô hình tính rộng hơn ở phía ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven bờ châu thổ Sông Hồng - kết quả nghiên cứu từ mô hình 3DTạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 2; 2014: 139-148ISSN: 1859-3097http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmstĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔSÔNG HỒNG - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH 3DVũ Duy Vĩnh*, Trần Đức ThạnhViện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam*Email: vinhvd@imer.ac.vnNgày nhận bài: 6-1-2013TÓM TẮT: Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) đểnghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy ở vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Trong nghiên cứunày, một mô hình 3 chiều đã được thiết lập với 4 lớp độ sâu (hệ tọa độ ). Số liệu đưa vào từ cácbiên mở phía biển có được thông qua sử dụng phương pháp lưới lồng (NESTING) cùng một môhình tính rộng hơn ở phía ngoài. Mô hình đã được hiệu chỉnh kiểm chứng với số liệu đo mực nướctại Hòn Dáu và dòng chảy tại một số điểm (Ba Lạt, Nam Triệu) trong khu vực nghiên cứu. Các kếtquả tính toán đã cho thấy các đặc điểm biến động theo không gian và thời gian của trường dòngchảy tổng hợp và dòng dư ở khu vực ven bờ châu thổ sông Hồng, trong đó đã chỉ ra các vai tròkhác nhau của dao động mực nước - dòng triều, dòng chảy sông, trường gió - dòng gradien và dòngchảy mật độ (không tính đến vai trò của dòng chảy do sóng).Từ khóa: Dòng chảy, mô hình, dòng dư, thủy động lực, ven bờ châu thổ sông Hồng.MỞ ĐẦUVùng ven bờ châu thổ sông Hồng (CTSH)là nơi có điều kiện động lực phức tạp với sựảnh hưởng và tương tác đồng của các yếu tốkhác nhau như dòng chảy từ các sông đưa rakhá lớn, dao động mực nước (DĐMN) mangtính chất nhật triều điển hình, độ cao thủy triềucực đại có thể lên tới 4,0 m [5] và điều kiệnsóng gió luôn biến đổi mạnh theo thời gian.Chế độ thủy động lực (TĐL) ở đây có vai tròrất quan trọng trong việc vận chuyển bùn cát,biến động địa hình cũng như khả năng phát táncác chất gây ô nhiễm từ vùng ven bờ ra phíangoài biển [14, 15, 17]. Chính vì vậy, đặc điểmbiến động dòng chảy ở khu vực này đã đượcquan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khácnhau như phân tích từ số liệu đo đạc khảo sátvà mô hình toán [7, 14, 16, 17]. Nghiên cứunày được thực trên cở sở áp dụng một mô hình3 chiều (3D) để mô phỏng các điều kiện TĐL ởvùng ven bờ CTSH, qua đó đánh giá các đặcđiểm biến động của dòng chảy theo không gianvà thời gian ở khu vực.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPKhu vực nghiên cứu nằm trong khoảng tọađộ 19015’ - 21000’ vĩ độ Bắc và 105048’ 106057’ kinh độ Đông, thuộc vùng biển ven bờTây vịnh Bắc Bộ, phía Bắc Việt Nam, cách HàNội khoảng 100 km về phía Đông. Đây là khuvực có chế độ thủy triều mang tính chất nhậttriều đều với biên độ khá lớn. Độ dốc đáy biểntương đối lớn ở khu vực cửa Ba Lạt nhưng nhỏở vùng cửa Bạch Đằng và cửa Đáy. Khu vựcchịu ảnh hưởng mạnh của các khối nước từ hệthống sông Hồng-Thái Bình đưa ra, nhưng tảilượng nước phân phối không đều trong năm,chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa [13,14]. Khu vực này cũng chịu sự chi phối của hệthống gió mùa Đông Bắc trong mùa khô và giómùa Tây Nam trong mùa mưa.139Vũ Duy Vĩnh, Trần Đức ThạnhTài liệu.Trong nghiên cứu này, các dữ liệu đãđược thu thập xử lý khá đồng bộ và hệ thống:Số liệu độ sâu và đường bờ của vùng venbờ CTSH được số hóa từ các từ các bản đồ địahình UTM hệ tọa độ địa lý VN 2000 tỷ lệ1:50.000 và 1:25.000 do Cục Đo đạc Bản đồ(Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) xuấtbản năm 2005. Độ sâu của khu vực phía ngoàivà cũng như vùng vịnh Bắc Bộ được sử dụngtừ cơ sở dữ liệu GEBCO -1/8 của Trung tâmtư liệu Hải dương học Vương quốc Anh. Đâylà số liệu địa hình có độ phân dải 0,5 phútđược xử lý từ ảnh vệ tinh kết hợp với các sốliệu đo sâu [8].Số liệu khí tượng gồm các số liệu gióquan trắc trong nhiều năm ở Trạm Hải văn HònDáu và Bạch Long Vĩ đã được thu thập và xửlý, trong đó có số liệu đo đạc với tần suất6h/lần trong thời gian tháng 2-3 và tháng 7-8năm 2009.Số liệu về DĐMN ở vùng ven bờ CTSHđược thu thập để hiệu chỉnh mô hình và cungcấp cho các điều kiện biên mở phía biển. Sốliệu mực nước để hiệu chỉnh mô hình là các kếtquả đo đạc mực nước (1h/lần) tại Hòn Dáutrong nhiều năm. Các số liệu DĐMN tại cácbiên mở phía biển cũng đã được thu thập xử lýđể thiết lập các điều kiện biên mở phía biển củamô hình TĐL. Tại các điểm biên mở gần bờ,các số liệu được thu thập xử lý dựa trên các kếtquả quan trắc. Các hằng số điều hòa thủy triềuở phía ngoài xa bờ được thu thập từ cơ sở dữliệu các hằng số điều hòa thủy triều FES2004của LEGOS và CLS [6].Số liệu về nhiệt độ và độ muối nước biểnở vùng cửa sông ven bờ CTSH và vịnh Bắc Bộđược thu thập từ các kết quả nghiên cứu liênquan trong khu vực. Ngoài ra, để sử dụng chomô hình tính cho các điều kiện biên mở phíabiển, số liệu nhiệt độ và độ muối nước biểnđược thu thập từ cơ sở dữ liệu WOA09 [18].Số liệu dòng chảy đo đạc tại một số vị tríkhảo sát trong khu vực nghiên cứu của một sốđề tài dự án vùng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: