Danh mục

Đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu Bồn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.92 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề câu thơ trong trường ca Thu Bồn. Những vấn đề chính được trình bày trong bài nghiên cứu là: Câu thơ ngắn chất chứa cảm xúc dồn nén, sâu lắng; câu thơ dài biểu hiện cảm xúc cuồn cuộn ào ạt. Bài viết phần nào giúp người học và người dạy nhìn nhận toàn diện đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu bồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu Bồn ĐẶC ĐIỂM CÂU THƠ TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN Đặng Phan Quỳnh Dao 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ DầuTÓM TẮT Bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề câu thơ trong trường ca Thu Bồn. Những vấn đề chính đượctrình bày trong bài nghiên cứu là: Câu thơ ngắn chất chứa cảm xúc dồn nén, sâu lắng; câu thơ dàibiểu hiện cảm xúc cuồn cuộn ào ạt. Bài viết phần nào giúp người học và người dạy nhìn nhận toàndiện đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu bồn. Từ khóa: Sử thi, từ ngữ, thể loại, trường ca1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sử thi là một trong ba loại hình nội dung cơ bản của văn học, tồn tại trong suốt tiến trình pháttriển văn học thời cổ đại, trung đại đến thời hiện đại với nội dung lịch sử dân tộc. Ở mỗi dân tộc vàở từng thời điểm lịch sử, thể loại này tuy biến đổi về một số phương diện song nhìn chung vẫn giữnguyên những đặc trưng cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ trong sửthi là vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu về thể loại văn học. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi cổ đại và trung đại. Trường ca được pháttriển từ những thiên sử thi miêu tả những sự kiện mang ý nghĩa lịch sử toàn dân. Trong trường ca,một thể loại được cách điệu hóa cao độ, các đặc trưng của ngôn ngữ sử thi càng thể hiện rõ nét. Việctìm hiểu đặc điểm ngôn từ sử thi trên cơ sở khảo sát trường ca của một tác giả sẽ góp phần giúp hiểutoàn bộ đặc trưng của thể loại sử thi Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học nói chung,của thơ ca nói riêng. Một trong những điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ là sự phân chia rathành dòng thơ, câu thơ với những qui định riêng về độ dài ngắn tùy theo từng thể loại. Dòng thơcũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý. Thơ cổ điển thường đồng nhất dòng thơ với câu thơnhưng thơ ngày nay có sự mở rộng, linh hoạt hơn rất nhiều. Có khi một dòng gồm hai câu thơ; lạicó lúc 2-3 dòng, thậm chí cả khổ mới diễn đạt hết ý của một câu thơ trọn nghĩa. Nói chung, câu thơdài –ngắn, sức chứa mỗi câu nhiều ít… còn tùy thuộc vào thể loại thơ cũng như phong cách nghệthuật của từng ngòi bút nghệ sỹ. Nhà thơ Thu Bồn là một trong những tác giả văn học Việt Nam hiện đại có sức sáng tạo dồidào về thể loại trường ca. Tác phẩm của ông mang các đặc điểm nội dung và những nguyên tắc hìnhthức thuộc thể loại sử thi tương đối rõ. Bài viết tìm hiểu đặc điểm câu thơ ở trường ca Thu Bồn, bướcđầu khai thác sâu hơn những đặc điểm ngôn ngữ chung của thể loại sử thi. Hiện nay, trong chương trình giảng dạy ở phổ thông, không những giảng dạy các sử thi cổ điểnmà còn tìm hiểu các tác phẩm trung đại, hiện đại thuộc đề tài lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, nghiêncứu vấn đề ngôn từ, câu thơ sử thi sẽ giúp người giáo viên có cái nhìn nhận đúng đắn, toàn diện khigiảng dạy các tác phẩm văn chương.2. NỘI DUNG 2.1. Các câu thơ ngắn chất chứa cảm xúc dồn nén, sâu lắng 365 Trong trường ca, Thu Bồn chủ yếu sáng tác theo lối thơ tự do, có điều số câu, số chữ lại tùythuộc vào mức độ cảm xúc cụ thể. Lúc cảm xúc dồn dập, mạnh mẽ thì câu thơ rút gọn trong 3 – 3chữ; khi ào ạt tuôn trào thì câu thơ trải dài 15-20 chữ ở một dòng thơ. Thậm chí có những khổ dưới10 dòng nhưng thực chất chỉ là một câu trong thơ; tưởng như đó là mạch cảm xúc mà chính tác giảcũng không thể ngừng. Trong trường ca Thu Bồn có khá nhiều câu thơ ngắn, tập trung ở những câu thơ giao tiếp. Cóthể đó là lời gọi, lời hỏi, lời ra lệnh hoặc đối thoại trực tiếp khác. Song chúng đều có thể dứt khoát,mạnh mẽ, quyết liệt. Ta cảm giác như những đối tượng trữ tình có bao cảm xúc dồn nén, chất chứatrong lòng, rồi không thể kìm nổi bật lên thành những âm thanh cụ thể. Trong các trang viết trườngca rất nhiều câu thơ như thế, những câu trọn nghĩa, ngắn gọn đứng riêng thành một dòng thơ: - Dang Nghi A ơi! - Dy Mơ Thưng ơi! (Vách đá Hồ Chí Minh) - Lũ làng ơi! - Em! Em Tôi gọi hai lần Nhưng đồi núi lặng im Em ở đâu? Chim vàng ơi! Bay về đây! (Chim vàng chốt lửa) Đây đều là những lời vang lên trong những tình huống nước sôi lửa bỏng, trong những thờikhắc gay cấn… Vì thế những câu thơ giao tiếp cũng đong đầy cảm xúc, chất chứa tâm trạng. Nhữnglời đó cất lên tức thời, bộc phát nên mạnh mẽ, ngắn gọn, dứt khoát, dồn dập, gấp gấp. Nó vang lênchắc chắn kiên quyết tưởng như không thể nào khác được. Các câu thơ ngắn không chỉ dừng lại ở lờigiao tiếp đơn thuần mà còn bộc lộ chính kiến, quan điểm, ý chí của nhân vật trữ tình. Lúc đó, ...

Tài liệu được xem nhiều: