Hình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những bờ đá, mũi đá và bãi cát, có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: địa hình bờ đá gốc, bờ biển tích tụ, bờ biển mài mòn, xói lở và bờ biển tích tụ cổ, ngoài ra còn là nơi tập trung rất nhiều bậc thềm biển tích tụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh HòaTuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 44 - 52ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐÁY VÀ TRẦM TÍCH TẦNG MẶTVỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒAPhạm Bá Trung, Nguyễn Đình Đàn, Trần Văn Bình, Trịnh Minh CườngViện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt NamTóm tắtHình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những bờđá, mũi đá và bãi cát, có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: địahình bờ đá gốc, bờ biển tích tụ, bờ biển mài mòn, xói lở và bờ biển tích tụcổ, ngoài ra còn là nơi tập trung rất nhiều bậc thềm biển tích tụ.Hình thái địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong có thể chia thành haiphần như sau: Phần trong vịnh Vân Phong (vụng Bến Gỏi) có độ sâu dưới20m, địa hình đáy vịnh tương đối đơn giản, thoải đều theo các hướng ĐôngBắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Phần ngoài vịnh Vân Phong, có độsâu 20 - 30m (trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoảitừ Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra phía cửa vịnh.Ngoài ra, khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé, thông trực tiếp với biển qualạch Cửa Bé. Độ sâu lớn nhất trong vụng Cổ Cò là 34m, độ sâu trung bình 20- 23m. Lạch Cửa Bé với độ sâu trung bình 30m, rộng trung bình 1,2km làluồng tàu tự nhiên rất lý tưởng cho các tàu ra vào khu vực vụng Cổ Cò. Phụthuộc vào nguồn tiếp vật liệu bồi tích và các quá trình thủy thạch động lựctrầm tích tầng mặt của đáy vịnh Vân Phong chủ yếu là các kiểu trầm tích từcát trung – cát nhỏ đến bùn và bùn sét. Các kiểu trầm tích bùn và bùn sétchiếm ưu thế và có diện tích phân bố lớn nhất.TOPOGRAPHICAL AND SEDIMENTOLOGICAL CHARACTERISTICSOF VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCEPham Ba Trung, Nguyen Dinh Dan, Tran Van Binh, Trinh Minh CuongInstitute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & TechnologyAbstractThe coastline of Van Phong bay is alternation between rocky coast, rockyheadlands and sandy beaches. Four main types of terrain can bedistinguished such as: bedrock, accumulation, abrasion - erosion, and ancientaccumulation coasts. In addition, the coastline of Van Phong bay is gathereda lot of marine accumulative terrace.Bottom topography of Van Phong bay could be divided into two parts: BenGoi bay (inside part) is characterized by the shallow depth (less than 20m)with the main axis is laid in Northeast-Southwestern direction. Bottomtopography is relatively simple with gentle slope. Van Phong bay (outerpart) is characterized by deeper depth (from 20 to 30m) with the main axis islaid in Northwest-Southeastern direction. The bottom topography isrelatively flat. Besides, the embayment of Co Co – Cua Be area, with44average depth of 20 - 23m, which is connected to the open sea through CuaBe channel. Cua Be channel is characterized by average depth of more than30m and width of about 1.2km, which is an ideal natural area for marinetransportation and harbor activities. Depending on the source of suppliedmaterials and hydro-litho-dynamic processes the surface layer of bottomsediment in Van Phong bay is dominated by medium sand, silt and clay. Inthere, the silt and clay cover the largest area.I. MỞ ĐẦUVịnh Vân Phong thuộc địa phận tỉnh KhánhHòa. Trong các thủy vực tự nhiên ven biểnNam Trung Bộ, vịnh Vân Phong có nhữngđặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên,cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo,… vàchịu tác động của nhiều yếu tố: cấu trúc địachất vùng bờ, hoạt động tân kiến tạo, cấutạo đường bờ, thủy thạch động lực đới bờ.Những tác động này ảnh hưởng đến địachất – địa mạo đáy vịnh và tiềm năng tàinguyên nguồn lợi của vịnh. Đây là mộttrong những khu vực có hệ sinh thái biển đadạng và phong phú, đã có khu bảo tồn biểnRạn Trào. Ngoài ra, ở vùng ven bờ đangphát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn củatỉnh Khánh Hòa như: du lịch, nuôi trồngthủy sản, đánh bắt hải sản, sản xuất muối,cảng biển. Vì thế vịnh Vân Phong đã vàđang được con người khai thác và sử dụngvới mức độ ngày càng tăng. Những hoạtđộng địa chất tự nhiên và hoạt động kinh tếdiễn ra trong phạm vi vùng vịnh như hoạtđộng tân kiến tạo, quá trình xói lở - bồi tụ,kinh tế- xã hội (du lịch, đánh bắt - chế biếnthủy sản, giao thông vận tải biển…) đang lànhững tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới địachất môi trường và môi trường sinh tháivùng vịnh.Nội dung của bài báo này là một phầnkết quả nghiên cứu của nhiệm vụ đề tài cấpcơ sở 2013 của phòng Địa chất – Địa mạobiển. Đây là một trong những cơ sở dữ liệukhoa học góp phần phục vụ cho việc quyhoạch, định hướng quản lý bảo vệ và pháttriển bền vững khu vực vùng vịnh.II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP1. Tài liệu4445- Hải đồ do Hải quân Nhân dân ViệtNam xuất bản năm 1979 và tái bản năm1981 với các tỉ lệ 1:100.000; 1:200.000,1:300.000 và Hải đồ của Hải quân Mỹ(1967) tỉ lệ 1:50.000.- Tài liệu đo sâu của tàu Gagarinsky(ngày 02 tháng 3 đến ngày 07/06/1990),trong chương trình hợp tác Việt - Xô.- Tài liệu đo sâu của tàu H ...