Danh mục

Đặc điểm dòng ý thức trong truyện ngắn “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” của Gabriel Garcia Marquez và tiểu thuyết “Người đẹp say ngủ” của Kawabata Yasunari

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.09 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác phẩm “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” của G. G. Márquez cũng như tác phẩm “Người đẹp say ngủ” của nhà văn Kawabata, đều là tác phẩm chứng tỏ được kỹ thuật dòng chảy ý thức vẫn có một sức hấp dẫn và dai dẳng sau một thế kỷ tồn tại. Cho dù được tiếp thu theo hướng nào, thì kỹ thuật này vẫn chứng tỏ là một trong những kỹ thuật không dễ thay thế của tiểu thuyết. Quả thật kỳ lạ cho cuộc gặp gỡ giữa hai nhà văn sống trong hai nền văn hoá xa nhau, khác lạ với nhau, bên này là Mỹ La tinh và bên kia là Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm dòng ý thức trong truyện ngắn “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” của Gabriel Garcia Marquez và tiểu thuyết “Người đẹp say ngủ” của Kawabata Yasunari ĐẶC ĐIỂM DÒNG Ý THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN “HỒI ỨC VỀ NHỮNG CÔ GÁI ĐIẾM BUỒN CỦA TÔI” CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ VÀ TIỂU THUYẾT “NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ” CỦA KAWABATA YASUNARI NGUYỄN THỊ VÂN HÀ Khoa Ngữ văn1. MỞ ĐẦUThuật ngữ dòng ý thức do nhà tâm lí học người Mĩ là William James đề xuất vào cuốithế kỉ XIX, khi ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, là dòng sông trong đó có các ýnghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bệnvào nhau một cách lạ lùng, mang tính “phi lôgic”. Ở phương diện khác có thể nói dòngý thức là trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm, khi mà các mối liên hệ khách quanvới môi trường thực tại khó bề khôi phục lại.Thủ pháp “dòng ý thức”, đó là những dòng chảy của trạng thái tâm lí tự động, có thểxem đó là một sự lắp ghép ngẫu nhiên trong tiềm thức hay trong ý thức. Một sự biếnhóa bất ngờ, khó đoán trước được, với dòng chảy của một chuỗi những hồi ức bất tận.Tiểu thuyết dòng ý thức đi sâu vào khai thác cái bí ẩn bên trong của tâm lí con người,phân tích một cách tinh tế những trạng thái tâm lí và cái vô thức sâu kín trong con ngườibằng cách cấu tạo những câu chữ phức tạp, kéo dài nhằm đạt tới mức tối đa sự thể hiệncủa những biến động quanh co, rối bời, và rất khó nắm bắt của tâm hồn, cõi lòng sâuthẳm trong con người. Sử dụng thủ pháp đồng hiện kiểu điện ảnh, phá vỡ các lớp thờigian vật lí, làm đứt đoạn dòng chảy ngôn từ và mạch truyện, tính chất không liền mảnhcủa nhân vật, cùng với lối viết độc thoại nội tâm và phân tích tâm lí nhân vật… đó lànhững nét tiêu biểu của kĩ thuật dòng ý thức. Nhà văn đã sử dụng phương pháp nộiquan, lấy cảm xúc cá nhân và trực giác nhạy bén của mình để làm cách thức khám phávà phản ánh thực tại khách quan vào trong các tác phẩm nghệ thuật. “Hồi ức về nhữngcô gái điếm buồn của tôi” của Gabriel Garcia Marquez và “Người đẹp ngủ mê” củaKawabata, là một trong những tác phẩm sử dụng nổi bật kĩ thuật dòng ý thức như vậy.2. HỒI ỨC BẤT TẬNKawabata Yasunari là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, đoạtgiải Nobel Văn học năm 1968. “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uấtcủa hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”. Tácphẩm“Người đẹp ngủ mê” xuất bản năm 1961, là tiểu thuyết đẫm cảm thức u huyềnnhất. Nó thuộc về nền “Văn chương của cái bóng” trong văn học Nhật Bản thế kỷ XX.Ở tác phẩm “Người đẹp ngủ mê”, nhân vật chính của tác phẩm ông già Eguchi đã nhớvề quãng thời ấu thơ còn non dại của mình, một thời trai trẻ lao vào những mối tình đậmsâu hay chỉ thoáng qua cuộc đời trong giây lát nào đó, những cô con gái, những đứaKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 116-121ĐẶC ĐIỂM DÒNG Ý THỨC... 117 cháu ngoại của ông... Những hồi ức không chỉ có sự ngọt ngào mà còn hiện hữu cả nỗiđắng cay, sầu muộn, thậm chí là khủng khiếp, có lúc ông tưởng chừng sẽ không bao giờquay trở lại nơi đó. Thế nhưng, khi ông tìm đến căn nhà chứa, nơi có những người đẹpngủ mê vì sự tò mò, ông đã có sự trải nghiệm năm đêm ở trong căn nhà đó, nằm bêncạnh những cô gái khỏa thân khác nhau, với những vẻ đẹp và cảm xúc khác nhau.Ông già Eguchi đã trở thành điển hình của người thưởng thức nghệ thuật của cái đẹptheo cách vừa tinh tế vừa cực đoan. Kawabata Yasunari đã tái hiện được vẻ đẹp hình thểcủa các cô gái ngủ mê trong căn nhà chứa, qua năm đêm ông già Eguchi đến ngôi nhàvà nằm ngủ cạnh các thiếu nữ xinh đẹp. Mỗi lần ông đến là mỗi lần kỉ niệm sống dậy,không lần nào giống lần nào, những cô gái khác nhau, những dáng vẻ khác nhau và hồiức cũng theo những chi tiết nhỏ nhất mà sống dậy, có khi miên man trong dòng hoàiniệm vô bờ bến, người ta chợt nhận ra cái chất ngọt nồng nàn của ấu thơ và biết thứ thacho những lỗi lầm khờ dại, hình như cũng thôi hờn trách cuộc đời, thôi trách hờn bi kịchđể có thể thông cảm với nhân sinh. Các cô gái say ngủ này chính là nguyên nhân làmcho những hồi ức của ông già Eguchi trở về với ông.Cũng như “Người đẹp ngủ mê” thì “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” ngay từnhan đề đã gợi lên cho người đọc sự cảm nhận một phần nào về tác phẩm, về những“hồi ức”, với dòng chảy của những kỉ niệm, của quá khứ.Nhà văn Garcia Marquez là nhà viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản và nhà báo, ôngđược gọi một cách thân mật là “Gabo” trên khắp Mỹ Latinh, và được xem là một trongnhững tác giả vĩ đại nhất của thế kỉ XX. Tình cờ đọc cuốn “Người đẹp ngủ mê” củaKawabata trên một chuyến bay và từ cảm hứng được gợi từ cuốn tiểu thuyết này GarciaMarquez đã viết ra tác phẩm đầy từ tâm bác ái và chan chứa nhiệt tình với cõi đời khixây dựng cuộc tình giữa một ông già 90 tuổi và một cô gái 14 tuổi qua cuốn “Hồi ức vềnhững cô gái điếm buồn của tôi”. Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn dưới dạng hồiức, cũng giống như các tác phẩm khác của ông như Trăm năm cô đơn, Sống để kể lại...Truyện có lối kể tự sự đơn giản, nhịp kể đều đều nhưng rất hấp dẫn bởi nhiều luận điểmmang tính triết lý giản dị nhưng sâu sắc. Với nhân vật chính trong tác phẩm là ông nhàbáo già, cũng giống như ông già Eguchi của Kawabata, nhân vật tôi, đến ngôi già chứaxuất phát từ động cơ đi tìm cái đẹp ẩn tàng trong vóc dáng, thân thể của những cô gáitrinh trắng, để đi tìm ý nghĩa tồn tại đích thực của chính bản thân mình trong cuộc đờinày.Để rồi những dòng chảy của kỉ niệm, của quá khứ lại đưa nhân vật tôi trở về lại vớinhững tháng ngày trong cuộc đời ngót gần cả thế kỉ của mình. Nhân vật tôi, nhớ về lầnđầu tiên bị “mẹ mìn” cưỡng bức tình dục vào năm mười hai tuổi ...

Tài liệu được xem nhiều: