Danh mục

ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà con người đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ THE COMMUNICATION’S CHARACTERISTICS OF QUANGTRI TEACHER COLLEGE’S STUDENTS LÊ QUANG SƠN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng NGUYỄN THỊ DIỄM Học viên CH, khoá 2005-2007, Đại học Huế Chuyên ngành: Tâm lý học TÓM TẮT Bài viết tập trung nghiên cứu các đặc điểm cơ bản trong giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị ở các mặt: cường độ nhu cầu, nội dung, kỹ năng giao tiếp, và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động hoàn thiện giao tiếp của sinh viên sư phạm với tư cách công cụ và phương tiện cơ bản trong hoạt động của nhà giáo dục tương lai. ABSTRACT The article is concentrated on the characteristics of the Quang Tri Teachers College students’ communication in the fields of communication’s need, content and skills, and based on this – to propose the ways to perfect student’s communication as the main mean in the future teacher’s works. 1. Đặt vấn đề Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc đạt được các mục đích giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp. Trường sư phạm là nơi đào tạo nghề cho những nhà giáo tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hành trang của sinh viên khi bước vào cuộc sống nghề giáo ngoài tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, niềm tin và bầu nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người còn phải vững về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ sư phạm, trong đó có năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên sư phạm là vấn đề cấp thiết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thì phải nắm được đặc điểm giao tiếp của họ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về các đặc điểm nhu cầu, nội dung và kỹ năng giao tiếp của sinh viên 107 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị (CĐSPQT) và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động hoàn thiện giao tiếp của sinh viên sư phạm với tư cách công cụ và phương tiện cơ bản trong hoạt động của nhà giáo dục tương lai. 2. Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 180 sinh viên trường CĐSPQT trong 2 năm 2006 và 2007 bằng cách sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý như: các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp trắc nghiệm tâm lý, điều tra viết, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm, và các phương pháp thống kê toán học. Các kết quả nghiên cứu chính như sau: 2.1. Về nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT Để đo nhu cầu giao tiếp (NCGT) của sinh viên, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm P.O do trường Đại học Sư phạm Lênin (Liên Xô cũ) soạn thảo và đã thu được kết quả như sau: Bảng 1. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường CĐSPQT Khối năm Khoa Giới tính Mức độ Chung NCGT Năm I Năm II Năm III TN XH TH N-H MN Nam Nữ (N=180) (N= 79) (N= 54) (N= 47) (N= 80) (N= 26) (N= 22) (N= 41) (N= 11) (N=47 ) (N=133) Cao 1,27 3,70 4,26 2,50 3,85 0 4,87 0 2,13 3,01 2,78 TB cao 13,92 35,19 38,30 21,25 30,77 22,73 36,58 27,27 21,28 28,57 26,67 TB 49,37 38.88 48,93 48,75 50,00 31,82 46,34 45,46 48,94 45,11 46,11 TB thấp 26,58 11,11 8,51 18,75 11,53 36,36 7,32 18,18 17,02 17,29 17,22 Thấp 8,86 11, ...

Tài liệu được xem nhiều: