Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, chỉ số FMD, bề dày lớp nội trung mạc động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.46 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện trên 133 bệnh nhân đái tháo đường bao gồm 32 nam, 101 nữ, tuổi trung bình là 66±11,85 năm. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với bề dày lớp nội trung mạc động mạch, chỉ số FMD%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, chỉ số FMD, bề dày lớp nội trung mạc động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHỈ SỐ FMD, BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 Lê Nguyễn Trí Dũng, Lê Văn Cường, Huỳnh Phúc Hậu, Nguyễn Văn NôTÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện trên 133 bệnh nhân đái tháo đường bao gồm 32 nam,101 nữ, tuổi trung bình là 66±11,85 năm. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâmsàng với bề dày lớp nội trung mạc động mạch, chỉ số FMD%. Kết quả nghiên cứu cho thấy: FMD% và các triệu chứng như: mắt nhìn mờ, đaukhớp gối, teo cơ chân, có mối liên quan với p < 0,05 và có mối tương quan tuyến tínhnghịch biến giữa chỉ số FMD% và HbA1c. Yếu tố tuổi và IMT có mối liên quan với nhau,tuổi càng cao và thời gian phát hiện bệnh càng lâu thì IMT càng tăng với p < 0,05. IMTvới các yếu tố lâm sàng như: tăng huyết áp, mắt nhìn mờ, teo cơ chân, bệnh võng mạc,bệnh thần kinh ngoại vi có mối liên quan p < 0,05.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, mang yếu tố di truyền, hậu quả của tình trạngthiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đườnghuyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Các rối loạnnày có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dàisẽ gây các biến chứng ở mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [5], [7]. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 toàn cầu có khoảng 30 triệu người mắc bệnhđái tháo đường, năm 1994 là 98,9 triệu, năm 2010 khoảng 239 triệu và có thể lên đến 366triệu người vào năm 2030 [2]. Viê ̣t Nam đứng thứ 10 Châu Á về số lươ ̣ng người bi ̣đáitháo đường và rố i loa ̣n dung na ̣p glucose [4].Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Năm 2014 Sử dụng siêu âm doppler màu với kỹ thuật siêu âm đánh giá đáp ứng giãn mạch quatrung gian dòng chảy (FMD) và đo bề dày lớp nội trung mạc (IMT) cần được áp dụngrộng rãi, để phát hiện tình trạng suy giảm chức năng lớp nội mạc một biểu hiện sớm củatổn thương xơ vữa mạch máu trên bệnh nhân đái tháo đường với mục đích phát hiện sớmcác thương tổn này từ đó có kế hoạch điều trị tích cực để làm giảm bớt nguy cơ các biếnchứng.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được điều trị nội trú tại Khoa Nội – Khoa Timmạch lão Bệnh viện Đa khoa khu vực Tỉnh An Giang từ: 6/2012 - 6/2013. Tiêu chuẩn loại trừ: đái tháo đường týp 1, đái tháo đường thai kỳ, bệnh nhân đã phẫuthuật mạch máu ngoại vi: (động mạch cảnh, động mạch đùi, động mạch cánh tay), bệnhnhân không hợp tác.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm ước lượng mối liên quan giữa yếu tố bệnh đái tháođường với bề dày nội mạc động mạch và FMD(%). Áp dụng công thức tính cỡ mẫu : N=3+ 4(Zα +Zβ)/[loge (1+p)/(1-p)]2 Trong đó: P được tính bằng 0.28, đây là hệ số liên quan giữa yếu tố IMT với bệnh đái tháođường theo nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình [1]. α: là mức ý nghĩa, được chọn là 0.05 β: là sai lầm loại II của nghiên cứu, được chọn là 0.1, năng lực nghiên cứu là 90%. Như vậy, để khảo sát mẫu nghiên cứu phải có 129 bệnh nhân.2.3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngangMột số tiêu chuẩn đánh giá: * Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ:Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Năm 2014 Theo Hội Đồng chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ thuộc Hiệp HộiĐái Tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Asociation – ADA) tháng 6/1997 và đượcTổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận năm 1998. * Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tăng huyết áp: theo JNC VI (1997) * Rối loạn Lipid máu: theo tiêu chuẩ n của NCEP: * Chỉ số béo gầy: BMI = Cân nặng(kg)/Chiều cao2(m) Theo WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương. * Chỉ số vòng bụng/ vòng mông: Dựa theo Larson và Quy Grand – 1991) *Microalbumin niệu: (+) Microalbumin niệu  20µg/phút hoặc Tỷ lê ̣ A/C (albumin/creatinine)  3,4mg/mmol.* Siêu âm động mạch cảnh- động mạch đùi: Theo Hội tăng huyết áp Châu Âu / Hội tim mạch Châu Âu: IMT được đánh giá là dầy bệnh lý khi ≥ 0,9mm. Mãng xơ vữa được định nghĩa là khi IMT > 50% so với bề dày IMT của đoạn kếcận, khu trú nhô vào lòng mạch, hoặc khi IMT > 1,5mm. * Siêu âm đo FMD(%): Khi Tuổi trung bình (66,04± 11,85), đa số là tuổi > 50 (87,9%), nữ chiếm tỷ lệ (75,94%)(gấp 3,15 so với nam), cư ngụ nông thôn chiếm đa số (73,7%), với nghề nghiệp làm ruộngchiếm (72,9%). 3.1.1. Mối tương quan giữa tuổi và thời gian phát hiện bệnh p = 0.009 r = 0,225 Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa tuổi và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: