Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của bê lai (Wagyu × lai Zebu) tại tỉnh Thái Bình
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của bê lai (Wagyu × lai Zebu) tại tỉnh Thái Bình VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 138. Tháng 4/2023 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ LAI (WAGYU × LAI ZEBU) TẠI TỈNH THÁI BÌNH Đặng Văn Dũng1, Phạm Văn Tiềm2, Vũ Chí Thiện1 và Phạm Văn Giới1 1Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi; 2 Bộ khoa học và Công nghệ Tác giả liên hệ: Đặng Văn Dũng, Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi. Tel: 0978727556; Email: dangvandung@gmail.com TÓM TẮTMục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của đàn bò lai khi sử dụngtinh bò đực Wagyu trên đàn bò cái Lai Zebu của tỉnh Thái Bình từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022.Tổng số 67 bê lai WGLZ đã được đánh số tai, đánh giá ngoại hình và theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển.Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp thường quy, thu thập số liệu chặt chẽ. Phương pháp thống kê mô tả vàmô hình GLM trong MINITAB16 đã được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy ngoại hình của bê laiWGLZ tương đối đồng nhất, màu sắc lông đen- xám đỏ nâu chiếm phần lớn (87,88%); đen – vàng (3,03%); tỷ lệcó đốm trắng chiếm 9,09%. Bê lai WGLZ có khối lượng cơ thể và tốc độ tăng khối lượng cơ thể cao hơn bê LaiZebu; Khối lượng sơ sinh trung bình 24,46 kg/con; lúc 12 tháng tuổi đạt 237,1 kg và 18 tháng tuổi đạt 306,2kg/con. Khối lượng cơ thể của chúng cao hơn bê BrLS từ 10,26 đến 30,45%; cao hơn bê LS từ 34,26 đến 55,03%ở giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi. Nhóm bê lai WGLBr cao hơn WGLS. Tăng khối lượng cơ thể của nhómWGLZ qua các giai tuổi đạt từ 448,10 g/con/ngày đến 750,90 g/con/ngày; cao hơn nhóm BrLS đến 33,93% vàcao hơn nhóm LS từ 30,17 đến 60,09%. Trong đó nhóm WGLBr đạt từ 320,40 g/con/ngày đến 769,60g/con/ngày; nhóm WGLS đạt từ 527,00 g/con/ngày đến 736,60 g/con/ngày.Từ khóa: Wagyu x Lai Zebu, bò lai hướng thịt, khả năng sinh trưởng ĐẶT VẤN ĐỀThái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển có ngành chăn nuôi bò thịt khá phát triển, với tổngđàn 49.938 con (Thống kê Chăn nuôi Việt Nam, 2021), đứng thứ 3 về chăn nuôi bò tại khuvực đồng bằng Sông Hồng, chỉ sau Hà Nội và Vĩnh Phúc. Đàn bò ở đây phần lớn là Lai Sindhoặc được lai tạo với bò Brahman nên khối lượng cơ thể tương đối lớn, rất thuận tiện để ứngdụng nguồn gen bò thịt cao sản, chất lượng thịt cao để nâng cao năng suất, chất lượng cũngnhư sức cạnh tranh cho thịt bò sản xuất tại tỉnh này. Ngoài ra, với diện tích rộng lớn của đồngbãi cỏ ven đê, vùng đất thổ nhưỡng bãi bồi mầu mỡ ven sông rất thuận lợi để phát triển và cảitạo thành vùng sản xuất nguồn thức ăn thô xanh giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhóm bò cótiềm năng sản xuất và chất lượng thịt cao.Bò đen Nhật Bản (Wagyu) là gia súc đặc sản của Nhật, nổi tiếng khắp thế giới bởi chất lượngthịt có độ mềm cao, hương vị ngon và giá cả đắt đỏ, do những vân mỡ trắng phân bố xen kẽcác thớ thịt đỏ với tỷ lệ tương đồng. Bò Wagyu được đánh giá là có chất lượng thịt ngon nhấtthế giới bởi có vân mỡ phân bố rất đẹp và xen lẫn với cơ thịt, thịt bò Wagyu của Nhật Bảnmềm đến mức gần như tan chảy trong miệng (Radunz và cs., 2009; Gotoh và cs., 2018; Liu vàcs., 2021).Ứng dụng nguồn gen giống bò này, nghiên cứu cho lai tạo với đàn bò cái Lai Zebu của tỉnhThái Bình để tạo ra con lai sản xuất sản phẩm thịt có năng suất, chất lượng cao là phù hợp vàhướng đi đúng với nhu cầu phát triển của sản xuất thịt bò trong nước. Thời gian qua TháiBình đã đầu tư đưa vào sử dụng một lượng nhất định tinh dịch bò Wagyu, phối giống trên đàncái nền Lai Zebu của tỉnh. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá về đặc điểm ngoại hình, khả năngsinh trưởng của bê lai Wagyu × Lai Zebu (WGLZ) tại Thái Bình để làm căn cứ cho các bướcphát triển tiếp theo. 33 ĐẶNG VĂN DŨNG. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của bê lai (Wagyu × lai Zebu) …Mục tiêuĐánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của bê lai được tạo ra khi sử dụngtinh bò đực Wagyu phối với bò cái Lai Zebu của tỉnh Thái Bình. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVật liệu nghiên cứuBê thí nghiệm: 67 bê lai WGLZ bao gồm 30 bê lai [Wagyu × (Brahman × Lai Sind)](WGLBr) và 37 bê lai Wagyu × Lai Sind (WGLS).Bê đối chứng: 47 bê lai Brahman × Lai Sind (BrLS) và 26 bê Lai Sind (LS) sinh ra trong cùngđịa điểm, thời gian và cùng chịu ảnh hưởng của chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tươngđồng nhau.Thức ăn và vật tư phục vụ cho nghiên cứu (thức ăn tinh và thức ăn thô xanh), cân đồng hồ vàthước đo kỹ thuật chuyên dụng.Địa điểm và thời gian nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện tại các hộ chăn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi Ngoại hình của bê lai Sinh trưởng của bê lai Đàn bò cái Lai Zebu Chăn nuôi Việt Nam Ngành chăn nuôi bò thịtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chiến lược phát triển đánh giá di truyền cho ngành chăn nuôi bò thịt ở các nước
210 trang 19 0 0 -
Hiện trạng nuôi dê thịt tại tỉnh Trà Vinh
10 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu phương thức nuôi phù hợp cho ngan Sen nuôi sinh sản
13 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu sử dụng cành thanh long ủ chua làm thức ăn cho bò thịt
7 trang 18 0 0 -
Chọn lọc tạo hai dòng gà Ai Cập qua 4 thế hệ
11 trang 18 0 0 -
Công tác giống vật nuôi của Việt Nam
9 trang 17 0 0 -
Kết quả chọn lọc ổn định năng suất 3 dòng gà lông màu TN1, TN2 và TN3
11 trang 17 0 0 -
Đánh giá sự phân bố, đặc điểm ngoại hình của gà Lông Xước tại tỉnh Hà Giang
9 trang 17 0 0 -
Chọn lọc tạo hai dòng gà Mía qua 4 thế hệ
13 trang 16 0 0 -
Khả năng sinh trưởng và năng suất sinh sản của lợn VCN15 và VCN16
11 trang 15 0 0 -
Ảnh hưởng của chế phẩm Probiotic Actisaf đến khả năng sinh sản trên vịt Star 53
10 trang 14 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 2007
52 trang 14 0 0 -
Tình hình nhiễm cầu trùng trên thỏ nuôi tại tỉnh Trà Vinh và thuốc điều trị
9 trang 14 0 0 -
11 trang 14 0 0
-
Mô hình bảo quản trứng gia cầm áp dụng phương pháp phun sương dầu Paraffin tại Hưng Yên
11 trang 13 0 0 -
Ảnh hưởng của mức năng lượng trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của vịt Hòa Lan
13 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu sử dụng cành thanh long ủ chua làm thức ăn cho bò thịt
7 trang 13 0 0 -
12 trang 13 0 0
-
Nghiên cứu chọn lọc tạo hai dòng gà LV qua bốn thế hệ
13 trang 13 0 0 -
9 trang 12 0 0