Bài viết đưa ra một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nổi bật của hai dân tộc Hán – Việt thông qua tục ngữ ca dao về tình yêu hôn nhân để thấy được những nét văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc là hết sức độc đáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của người Hán và người Việt qua tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÁN
VÀ NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ, CA DAO
VỀ TÌNH YÊU HÔN NHÂN
Võ Thị Hồng Duyên1
Tóm tắt: Có thể nói ngôn ngữ và văn hóa luôn có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Sự phát triển của văn hóa gắn liền sự phát triển của ngôn ngữ và ngược lại. Tục ngữ,
ca dao của người Hán và người Việt là những tinh hoa đặc sắc của mỗi dân tộc, nơi
mà ngôn ngữ, văn hóa dân tộc được chuyển tải một cách đặc sắc nhất. Bài viết đưa ra
một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nổi bật của hai dân tộc Hán – Việt thông qua tục
ngữ ca dao về tình yêu hôn nhân để thấy được những nét văn hóa truyền thống của mỗi
dân tộc là hết sức độc đáo.
Từ khóa: Tục ngữ, ca dao, tình yêu, hôn nhân
1. Mở đầu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó chính là
công cụ hữu hiệu nhất để chúng ta truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm...và tất cả
những điều muốn nói. Bên cạnh đó, ngôn ngữ và văn hóa lại có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ, hài hòa cùng phát triển trong sự thống nhất. Đồng thời, sự phát triển của văn
hóa cũng là tiền đề tạo nên sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ.
Tục ngữ, ca dao là một trong các loại hình văn hóa dân gian được lưu giữ như
những “trầm tích văn hóa” đặc sắc. Đó còn là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần
quý giá và là tinh hoa dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học
người Hán hay người Việt, so với các thể loại khác, tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn
nhân là một trong những phương diện có sức thu hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu.
Sức hấp dẫn ấy là do tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân không chỉ là sản phẩm của
văn học trữ tình giàu màu sắc mà còn là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm
quý báu, những triết lí nhân sinh sâu sắc thâm thúy mà còn đầy tính nghệ thuật được
lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói, ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu mọi
mặt cuộc sống của con người. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ tư duy, công cụ giao tiếp
mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử dân tộc, truyền thống văn hóa, phong tục
tập quán của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ được coi là yếu tố tiên quyết trong số các yếu tố
tạo nên văn hóa. Nó là phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất để chuyển tải và lưu giữ
những di sản văn hóa của một dân tộc, của một quốc gia. Những đặc điểm văn hóa, truyền
thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, hay phong tục tập quán đều được phản ánh trong ngôn
ngữ của dân tộc đó.
_______________________
1.
ThS, Phòng QLKH&HTQT, trường Đại học Quảng Nam
49
Đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của người Hán và người Việt...
2. Nội dung
2.1. Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của người Hán và người Việt qua tục
ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân
2.1.1. Sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống trong ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao
về tình yêu hôn nhân
Nền văn hóa Trung Quốc gắn chặt với yếu tố lễ giáo phong kiến, trong đó tư
tưởng trọng nam khinh nữ hết sức phổ biến, tác động đến hầu hết mọi khía cạnh trong
cuộc sống của con người. Điều này được thể hiện khá nhiều trong tục ngữ, ca dao về
tình yêu hôn nhân, có thể kể đến một số câu tục ngữ phổ biến như “嫁夫随夫” (Lấy
chồng theo chồng); “夫唱妇随” (Phu xướng phụ tùy), “妻跟夫走,水随沟流” (Vợ
theo chồng như nước chảy theo mương)... Qua đó, chúng ta thấy rõ vị trí, vai trò quyết
định của người chồng trong hôn nhân cũng như sự phụ thuộc của người vợ.
Có thể nói, hệ tư tưởng phong kiến của Trung Quốc không chỉ tác động đến đời
sống của dân tộc này mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á khác. Việt Nam
cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Do hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử mà văn
hóa và ngôn ngữ người Hán đã ảnh hưởng đến rất nhiều đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội Việt Nam. Hiển nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cũng còn nhiều hạn
chế nhất định. Chẳng hạn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cập ở trên. Trong thời
kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những
quan niệm nặng nề của tư tưởng Nho gia như “三从四德” (Tam tòng tứ đức). Tư tưởng
này cũng được thể hiện qua những câu tục ngữ như: “Chồng xướng vợ theo”; “Chồng
tới vợ phải lui”;“Chồng giận thì vợ làm lành”... trong đó yếu tố “chồng” luôn được đặt
trước yếu tố “vợ” thể hiện rõ tư tưởng luôn đề cao vai trò của người chồng trong quan
hệ gia đình. Trong ca dao cũng vậy:
“Chàng lên non, thiếp cũng lên non
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng”
“Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo
Có chồng thì phải theo chồng
Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng vui”
Bên cạnh đó, văn hóa người Việt cũng đã phản ánh tư tưởng Trung dung và triết
lý Âm dương do ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng triết học và cách đối nhân xử thế của
người Hán. Có thể thấy rằng, dân tộc Hán và Việt luôn đề cao yếu tố “hòa” trong gia
đình cũng như trong giao tiếp xã hội, các thành viên trong cộng đồng cùng chung sống
hòa thuận, đoàn kết yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Thế hệ trước che chở,
dạy dỗ ...