Danh mục

Đặc điểm phân bố ấu trùng và cá con của loài Takifugu niphobles (Jordan & Snyder, 1901) ở cửa sông Tiên Yên và sông Ka Long, Bắc Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xác định sự phân bố của 255 mẫu vật thu tại cửa sông Ka Long và sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong mối liên quan với đặc tính của môi trường nước. Ở khu vực nước ven bờ, mẫu vật thu được ở giai đoạn cá con từ tháng 10 đến tháng 5 và xuất hiện hầu hết các điểm thu mẫu, cho thấy đây có thể là vùng ương dưỡng của chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm phân bố ấu trùng và cá con của loài Takifugu niphobles (Jordan & Snyder, 1901) ở cửa sông Tiên Yên và sông Ka Long, Bắc Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 97-106 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0012 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ ẤU TRÙNG VÀ CÁ CON CỦA LOÀI Takifugu niphobles (Jordan & Snyder, 1901) Ở CỬA SÔNG TIÊN YÊN VÀ SÔNG KA LONG, BẮC VIỆT NAM Trần Đức Hậu 1, Hà Mạnh Linh2, Tạ Thị Thuỷ3, Nguyễn Hà Linh1 và Phùng Hữu Thỉnh1 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Sinh Hóa, Trường Đại học Tây Bắc 3 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định sự phân bố của 255 mẫu vật thu tại cửa sông Ka Long và sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong mối liên quan với đặc tính của môi trường nước. Ở khu vực nước ven bờ, mẫu vật thu được ở giai đoạn cá con từ tháng 10 đến tháng 5 và xuất hiện hầu hết các điểm thu mẫu, cho thấy đây có thể là vùng ương dưỡng của chúng. Nhiệt độ nước, nồng độ muối và độ đục trung bình các tháng thu được cá Nóc sao lần lượt là 16,7 - 28,6oC, 7,3 - 32‰, 2,5 - 49 NTU. Phát hiện cá con loài này vào tháng 5 tại điểm có nồng độ muối 0,2‰. Ở khu vực nước giữa dòng, mẫu thu được phần lớn ở giai đoạn ấu trùng (Tiên Yên 136 ấu trùng, 1 cá con; Ka Long 71 ấu trùng, 2 cá con). Trên cả hai vùng cửa sông, ấu trùng xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4, với nhiệt độ dao động từ 15,6 - 26,2o C, nồng độ muối trong khoảng 8,4 - 22,9‰. Mật độ ấu trùng cao nhất vào khoảng giữa tháng 1 và tháng 2 và tập trung nhiều ở các điểm phía ngoài cửa sông, nơi có nồng độ muối khoảng 12,6 - 29,0‰. Từ khoá: Takifugu niphobles, phân bố ấu trùng cá con, nồng độ muối, môi trường cửa sông, Bắc Việt Nam. 1. Mở đầu Giống Takifugu, họ cá Nóc (Tetraodontidae), đã được ghi nhận gồm khoảng 26 loài, phân bố ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương và Tây Bắc Thái Bình Dương [1, 2]. Ở Việt Nam, đã có 4 loài trong giống này được phát hiện là T. bimaculatus, T. niphobles, T. oblongus và T. ocellatus [2]. Loài cá Nóc sao (T. niphobles) là một trong những loài có chứa độc tố Tetradotoxin [3], chúng phân bố ở Tây Bắc Thái Bình Dương tại các khu vực ven biển từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam [4] Ở Việt Nam, loài này được ghi nhận ở Vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và ở vùng sông Tiên Yên và sông Ka Long [5]. Các nghiên cứu về sự phân bố giai đoạn sớm loài cá này cũng đã được tiến hành ở một số vùng biển Hồng Kông và Nhật Bản [6]. Đặc điểm phân bố giai đoạn sớm của loài này tại vùng cửa sông của Việt Nam chưa đầy đủ. Trong nghiên cứu này Ngày nhận bài: 28/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Tác giả liên hệ: Trần Đức Hậu, email: hautd@hnue.edu.vn 97 Trần Đức Hậu, Hà Mạnh Linh, Tạ Thị Thuỷ, Nguyễn Hà Linh và Phùng Hữu Thỉnh chúng tôi đưa ra những dẫn liệu đầu tiên về sự phân bố của ấu trùng và cá con loài T. niphobles ở khu vực cửa sông theo thời gian và không gian trong mối quan hệ với các đặc tính của nước. Đây là những dẫn liệu về sinh học, sinh thái học góp phần định hướng trong công tác bảo tồn loài cá này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Mẫu vật cá Nóc sao (Takifugu niphobles) được thu bằng lưới giữa dòng (đường kính miệng lưới 1 m, mắt lưới 0,5 mm) và lưới ven bờ (kích thước 1 × 4 m, mắt lưới 1 mm) tại cửa sông Ka Long (từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015) và cửa sông Tiên Yên (từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm 2015) (Hình 1). Sau khi thu, mẫu vật được định hình bằng formalin 5% trong 2 - 3 giờ, sau đó chuyển sang cồn 70o trong một ngày, cuối cùng thay bằng cồn 70o để bảo quản [7]. Mẫu vật được phân tích hình thái, đo và đếm tại phòng thí nghiệm với sự hỗ trợ của kính lúp hai mắt Nikon ở bội giác 10 - 40. Mẫu vật được định loại dựa vào đặc điểm hình thái theo: Okiyama (1988) [8] Leis & Rennis (1983) [9] và Fahay (2007) [10]. Mật độ ấu trùng và cá con thu được ở giữa dòng được tính dựa vào lượng nước qua lưới đo bằng lưu tốc kế gắn ở miệng lưới. Đối với mật độ ấu trùng và cá con ở ven bờ, hiệu quả của một lần kéo lưới CPUE (Catch Per Unit Effort) được tính dựa vào lượng cá thể thu được trong thời gian kéo lưới trong khoảng 2 phút (tương ứng khoảng 50 m kéo ven bờ) [7]. Các chỉ số vật lí của nước gồm nhiệt độ, nồng độ muối, độ đục được đo bằng máy TOA (WQC-22A, TOA DDK) tại mỗi điểm nghiên cứu ven bờ và từ tầng mặt tới tầng đáy với khoảng cách 1 m ở các điểm giữa dòng. Hình 1. Sơ đồ thu mẫu ở sông Tiên Yên (A) và sông Ka Long (B);  Lưới giữa dòng  Lưới ven bờ 98 Đặc điểm phân bố ấu trùng và cá con của loài Takifugu niphobles (Jordan & Snyder, 1901) ở cửa sông… 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Sự phân bố của ấu trùng và cá con của loài T. niphobles ở cửa sông Tiên Yên * Sự phân bố ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên - Sự thay đổi của nhiệt độ, nồng độ muối và độ đục của nước Nồng độ muối, nhiệt độ và độ đục trung bình có sự thay đổi rõ rệt qua các tháng. Nồng độ muối cao nhất đạt 12,6‰ vào tháng 4 và thấp nhất là 0‰ vào tháng 8. Nhiệt độ cao nhất đạt 30,5 °C vào tháng 8 và thấp nhất đạt 16,8 °C vào đầu tháng 2. Độ đục có sự biến đổi phức tạp qua các tháng, cao nhất đạt 67,3 NTU vào tháng 8, thấp nhất là 2,5 NTU vào tháng 10 và đầu tháng 1 (Hình 2). Hình 2. Sự biến đổi các chỉ số môi trường và CPUE ấu trùng và cá con của loài cá Nóc sao (T. niphobles) theo tháng ở vùng nước ven bờ cửa sông Tiên Yên Nồng độ muối có sự khác nhau giữa các điểm thu được mẫu. Điểm thu được mẫu có nồng độ muối trung bình thấp nhất là TS7 (6,2‰) và điểm thu được mẫu có nồng độ muối trung bình cao nhất là TS5 (8,4‰). Nhiệt độ trung bình không có sự chênh lệch lớn giữa các điểm thu được mẫu vật, khoảng từ 23,2 - 24,9 °C. Độ đục trung bình dao động trong khoảng từ khoảng 13,6 NTU tại TS7 đến 25 NTU tại TS5. - Sự phân bố ấu trùng và cá con loài cá nóc Nóc sao (T. niphobles) theo địa điểm và theo tháng Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu được 40 mẫu vật trong giai đo ...

Tài liệu được xem nhiều: