Dựa trên đặc điểm hình thái và giải trình tự vùng ITS của rDNA, chủng Trichoderma phân lập được thuộc về loài Trichoderma asperellum. Chủng nấm này có khả năng kháng mạnh chống lại ba loài nấm gây bệnh thực vật, đặc biệt ở giai đoạn sau thu hoạch là Aspergillus flavus, Aspergillus niger và Penicillium digitatum.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học và khả năng kháng nấm của chủng trichoderma phân lập được từ mẫu quả thể nấm Cordyceps militaris bị nhiễm bệnhBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00076 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA CHỦNG Trichoderma PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ MẪU QUẢ THỂ NẤM Cordyceps militaris BỊ NHIỄM BỆNH Trần Văn Tuấn1,*, Đinh Thị Bích Hằng1, Vũ Xuân Tạo2 Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nhiều bệnh do nấm gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Việc kiểm soát nấm gây bệnh bằng chế phẩm sinh học đang được ưu tiên để hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài thuộc chi Trichoderma có khả năng đối kháng chống lại hàng loạt vi nấm gây bệnh trên cây trồng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được chủng nấm Trichoderma từ mẫu quả thể nấm C. militaris bị nhiễm bệnh. Dựa trên đặc điểm hình thái và giải trình tự vùng ITS của rDNA, chủng Trichoderma phân lập được thuộc về loài Trichoderma asperellum. Chủng nấm này có khả năng kháng mạnh chống lại ba loài nấm gây bệnh thực vật, đặc biệt ở giai đoạn sau thu hoạch là Aspergillus flavus, Aspergillus niger và Penicillium digitatum. Khi nuôi cấy trên môi trường Czapek-Dox có chứa các nguồn cacbon khác nhau, chủng Trichoderma cho thấy khả năng sinh trưởng và hình thành bào tử mạnh trên nguồn succrose, galactose và glucose. Chủng nấm Trichoderma phân lập được trong nghiên cứu này có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học dùng phòng chống nấm gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Từ khóa: Cordyceps militaris, Trichoderma, đối kháng nấm bệnh.1. MỞ ĐẦU Hiện nay, có nhiều loài vi nấm gây bệnh ở cây trồng đã được ghi nhận và điều tranhư Fusarium oxysporum, Phytophthora capsici, Aspergillus flavus, Aspergillus niger,Penicillium digitatum,… Trong đó đặc biệt là ba loài tồn tại phổ biến trong đất canh tác cóthể gây hại cho sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn sau thu hoạch, bao gồm A. flavus,A. niger và P. digitatum. Trong đó A. flavus có khả năng sinh trưởng trên nhiều loạinguyên liệu ở giai đoạn tiền thu hoạch và sau thu hoạch. A. flavus sinh ra độc tố aflatoxinđược cho là một trong những độc tố nấm nguy hiểm nhất đối với con người. Aflatoxin rấtbền nhiệt và có thể gây ung thư gan (Klich, 2007). A. niger là loài mốc đen điển hình củachi Aspergillus, phân bố rộng rãi ở nhiều vùng địa lý khác nhau trên thế giới. A. niger gâythối quả thông qua các vết xước, gây mốc đen ở hành tỏi và các loại hạt ở giai đoạn sauthu hoạch. Ngoài ra một số chủng A. niger còn có khả năng sinh độc tố ochratoxin A(Palencia et al., 2010). Trong khi đó, các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi thườngdễ bị nhiễm mốc xanh trong quá trình thu hoạch và bảo quản, trong đó tác nhân gây bệnhP. digitatum có thể chiếm đến 90% tổng thiệt hại (Sharma et al., 2009). Có nhiều phươngpháp xử lý nấm bệnh bao gồm các phương pháp vật lý và hóa học. Tuy nhiên, các phươngpháp vật lý vẫn còn nhiều hạn chế như: khả năng giảm tỉ lệ bệnh còn thấp, hiệu quả chưa1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội2Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ*Email: tuantran@vnu.edu.vnPHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 617cao nên chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Mặc dù, việc sử dụng thuốc hóa học để diệtnấm gây bệnh trên cây trồng có ưu điểm là phổ rộng, hiệu quả và tác dụng nhanh. Nhưngviệc sử dụng thuốc hóa học ngày càng bộc lộ rõ những nhược điểm như hiệu quả phòng trừthấp đối với các loại nấm bệnh trong đất, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe con người, xuất hiện các chủng nấm bệnh kháng thuốc. Ứng dụng biện pháp kiểm soátsinh học thông qua sử dụng các chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật đối kháng để chống lạicác nấm gây bệnh là một trong những ưu tiên hàng đầu trong sản xuất các sản phẩm nôngnghiệp an toàn. Vi nấm Trichoderma được đánh giá là có khả năng kiểm soát sinh học tốtthông qua khả năng ức chế, tiêu diệt một số nấm gây bệnh cây trồng nhờ các cơ chế sinhkháng sinh, ký sinh và cạnh tranh (Verma et al., 2007). Việc phân lập và xác định được cácchủng Trichoderma có hoạt tính kháng nấm bệnh sẽ góp phần vào việc đa dạng nguồnchủng giống vi sinh vật hữu ích để sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu Mẫu quả thể nấm C. militaris nhiễm bệnh được thu thập ở một xưởng nuôi trồngnấm C. militaris tại Hà Nội. Các chủng nấm gây bệnh thực vật A. flavus, A. niger, P. digitatum do PhòngGenomic, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ enzym và protein, Trường Đại họcKhoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cung cấp.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phân lập và quan sát hình th ...