Danh mục

Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 671.87 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm định loại, đánh giá đặc điểm phân bố của cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) và thu thập các bài thuốc dân gian sử dụng cây Rì rì tại huyện Mường La (Sơn La). Trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ CÂY RÌ RÌ (Homonoia riparia Lour) Đỗ Hải Lan1*, Quàng Văn Nguyện2, Đoàn Đức Lân1 1 Trường Đại học Tây Bắc 2 Trường THPT Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La * Email: dohailanksh@utb.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm định loại, đánh giá đặc điểm phân bố của cây Rì rì (Homonoia ripariaLour) và thu thập các bài thuốc dân gian sử dụng cây Rì rì tại huyện Mường La (Sơn La). Trong thời gian từ tháng 11/2018đến tháng 5/2019, dựa trên các phương pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật, nghiên cứu điều tra theo tuyến, khảo sátkiến thức bản địa về bài thuốc của cây Rì rì, kết quả cho thấy cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) đã được định loại, phân bố tậptrung dọc theo các tuyến sông, suối tại huyện Mường La, nhiều nhất ở Nậm Pàm (Mường Bú), được sử dụng làm thuốc (7 bàithuốc dân gian) điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, ngoài da. Ngoài ra, cây Rì rì còn được sử dụnglàm rau ăn, chống xói mòn, làm bóng mát cho động vật dưới nước. Từ khóa: Cây Rì rì, Homonoia riparia Lour, Mường La, bài thuốc dân gian, phân bố.1. GIỚI THIỆU Theo thống kê trên thế giới về cây dược liệu, khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới có 3.650 loài chữa bệnh vớinhiều nhóm công dụng khác nhau. Hiện có khoảng 30 % tổng giá trị thuốc chữa bệnh do cây dược liệu cung cấpđược khai thác từ trong tự nhiên và được trồng [2]. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưatương đối lớn, độ ẩm cao (khoảng trên 80 %) nên có một hệ thực vật rất phong phú với khoảng 12.000 loài thựcvật bậc cao, chưa kể đến các loại tảo và nấm trong đó có tới 4.000 loài được dùng làm thảo dược [1], [5]. Nghiêncứu, tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao để ứng dụng trong y học, nôngnghiệp và các mục đích khác trong đời sống con người là một trong những nhiệm vụ đã và đang được các nhàkhoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Cây Rì rì (Homonoia riparia Lour), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) [1], đã được tập trung nghiên cứu vàothành phần hóa học và giá trị dược liệu, được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như: sỏi tiết niệu, rối loạn thậnvà các tình trạng viêm [13]. Cây Rì rì được sử dụng trong các bài thuốc dân gian ở các nước Châu Á. Người dân ởẤn Độ sử dụng rễ cây Rì rì để chữa nhuận tràng, lợi tiểu, điều trị sỏi bàng quang, những cơn đau ngực, chữa trĩ,lậu và giang mai, chữa loét đái són đau, rối loại đường tiết liệu. Lá và quả Rì rì được dùng để điều trị vết thươngcác vết loét và các bệnh ngoài da. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người dân dùng rễ Rì rì trị cảm, viêm gan cấp tínhvà mãn tính, bệnh lậu, giang mai, sỏi bàng quang. Các chồi non và lá được người dân Campuchia, dùng nấu nướcgội đầu, gỗ cây dùng nước nấu hãm chữa sốt rét hoặc nước nấu lá dùng trị ghẻ (Lào). Người Java (Indonesia) dùngrễ cây để nhuộm răng đen và làm bền chắc răng bị lung lay. Lá và quả nghiền ra dùng đắp trị bệnh ngoài da, hoặc cóthế sắc uống (Malaysia) [7], [8]. Các bộ phận của cây đều được sử dụng để nghiên cứu. Khi nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cây Rì rì,Prasad và cs. [14], Yang S. M. và cs. [15], Fan X. và cs. [12] thu được các hợp chất và phân lập được sterol, hợpchất phenolic, axit gallic, taxerone, triterepenoid, quercetin, glycoside. Kết quả thử nghiệm các tác dụng thànhphần hóa học của cây Rì rì cho thấy quercetin có tác dụng bảo vệ thận và chống oxi hóa. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây Rì rì và các bài thuốc dân gian từ cây Rì rì tại Sơn La góp phần đánhgiá sự phân bố của cây Rì rì tại Sơn La và tìm hiểu kiến thức bản địa về cây thuốc tại địa phương, từ đó góp phầnbảo tồn khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh học bản địa.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Nghiên cứu giải phẫu cây Rì rì Mẫu được sử dụng là rễ, thân, lá, hoa của cây Rì rì. Các mẫu rễ, thân và lá lấy đồng đều về kích thước đảmbảo tính đồng bộ, chính xác khi nghiên cứu so sánh. + Mẫu lá: Chọn những lá tầm thấp, giữa và tầm cao để giải phẫu so sánh.274 Đỗ Hải Lan, Quàng Văn Nguyện, Đoàn Đức Lân + Mẫu thân: Chọn cành non ở nhiều địa điểm khác nhau trong cùng khu phân bố. + Mẫu rễ: Lấy rễ sơ cấp ở độ trung bình, vị trí mẫu rễ ở vị trí trung bình trong trung bình trong chùm rễ.2.2. Phương pháp khảo sát theo ...

Tài liệu được xem nhiều: