Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý, là lứa tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này, trong các em có một sức sống mạnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa tuổi mà sự cân bằng bị phá vỡ. Các em thiếu niên không còn là trẻ em, nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở độ tuổi các em còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức còn non kém. Nếu như thiếu sự giúp đỡ, giáo dục đúng đắn, kịp thời của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên Phật tử và phương pháp giáo dục
Đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên Phật tử
và phương pháp giáo dục
Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý, là lứa
tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này,
trong các em có một sức sống mạnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa
tuổi mà sự cân bằng bị phá vỡ. Các em thiếu niên không còn là trẻ em,
nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở độ tuổi các em còn thiếu kinh
nghiệm, kiến thức còn non kém. Nếu như thiếu sự giúp đỡ, giáo dục
đúng đắn, kịp thời của người lớn thì các em rất dễ bị ngã vào những vấn
đề tiêu cực của cuộc sống.
Chính vì thế, giáo dục thiếu niên Phật tử là một vấn đề rất cần thiết cho
tương lai của đạo pháp và dân tộc. Người trồng cây muốn thu hoạch
được nhiều hoa lợi thì phải chăm bón ngay khi cây đang còn non. Chúng
ta muốn tương lai của đạo pháp, dân tộc, giống nòi được rạng rỡ thì
không thể không lưu tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ, nhất là lứa
tuổi thiếu niên.
Để công tác giáo dục cho thiếu niên Phật tử đạt được kết quả tốt, thiết
nghĩ chúng ta cần tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của các em.
Ở lứa tuổi thiếu niên, do sự biến đổi lớn về mặt sinh học, sự phát triển
không đồng đều về các bộ phận của cơ thể, nhất là ở các chi, làm cho
các em thiếu niên có vẻ lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm
việc, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ… Điều này gây cho các em cảm
giác khó chịu. Hơn nữa, hệ thần kinh của thiếu niên chưa có khả năng
chịu đựng những kích thích mạnh hoặc tính đơn điệu kéo dài. Chính
điều này thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại là bị
kích động mạnh, dẫn đến những phản ứng tiêu cực, không đúng với bản
chất của các em. Vì thế, những người làm công tác giáo dục (cha mẹ, quí
thầy, quí cô, các anh chị huynh trưởng, thầy cô giáo,…) cần phải nhận
thấy được vấn đề này để có sự hướng dẫn và tác động phù hợp. Không
nên nói nặng lời với các em, biết thông cảm và ân cần khuyên nhủ các
em, phải hết sức thận trọng khi nhận xét các em; không nên chế giễu về
sự vụng về, lóng ngóng của các em.
Vấn đề tiếp theo là đặc điểm phát triển trí tuệ của lứa tuổi thiếu niên.
Hoạt động trí tuệ của các em thiếu niên phát triển hơn so với lứa tuổi
trước. Các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác
các sự vật, hiện tượng. Trí nhớ cũng được nâng lên một trình độ cao
hơn, ghi nhớ máy móc dần dần nhường chỗ cho sự ghi nhớ logic và ghi
nhớ ý nghĩa. Vì thế, hiệu quả của việc ghi nhớ trở nên tốt hơn. Khả năng
tập trung sức chú ý của các em cũng mạnh hơn, bền vững hơn. Tuy
nhiên, tính lựa chọn sự chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối
tượng tri giác và mức độ hứng thú của các em với đối tượng đó. Khả
năng tư duy cũng cao hơn rất nhiều, tư duy trừu tượng, khái quát phát
triển mạnh. Chính những đặc điểm này đã nâng hoạt động học tập của
các em thiếu niên lên một tầm cao mới, trở thành hoạt động chủ đạo.
Hoạt động học tập đã tạo ra những biến đổi chủ yếu nhất trong tâm lý
của các em, trong đó có những biến đổi giữ vị trí trung tâm trong hệ
thống các chức năng tâm lý và có sự chi phối đến các biến đổi khác. Để
hoạt động học tập của các em đạt được chất lượng và hiệu quả cao,
người lớn cần phải hướng dẫn cho các em phương pháp tiếp thu và ghi
nhớ tài liệu học tập; hình thành cho các em kỹ năng tách ý, tách đoạn,
lập dàn ý, khái quát vấn đề và biết cách ôn tập đối với các nội dung học
tập; giải thích cho các em biết được tầm quan trọng của sự ghi nhớ chính
xác các định nghĩa, mệnh đề, các ý chính của bài học. Người lớn cần có
sự kiểm tra việc ghi nhớ của các em, cũng như trong quá trình giảng giải
thì nên có sự minh họa và liên hệ với thực tiễn để giúp các em nắm vấn
đề một cách sâu rộng hơn.
Có một điều mà người làm công tác giáo dục cần phải chú ý đó là động
cơ và thái độ học tập của các em thiếu niên. Các em có thể có những
động cơ và thái độ học tập khác nhau. Nhà giáo dục phải chỉ cho các em
thấy những mặt tốt, mặt không tốt, mặt tiêu cực và mặt tích cực của từng
động cơ và thái độ học tập, chính điều đó sẽ giúp các em hình thành
những động cơ và thái độ học tập đúng đắn, phù hợp và có ý nghĩa nhất.
Các em thiếu niên không còn là trẻ con nữa. Chính các em cũng ý thức
được vấn đề này. Cho nên các em có nhu cầu muốn trở thành người lớn,
muốn tự khẳng định mình và muốn được xem là người lớn. Điều này đã
đưa đến sự hình thành tính tích cực xã hội trong các em. Các em thích
được tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động mang tính xã
hội. Các em có nguyện vọng muốn đem lại điều tốt lành cho mọi người -
giúp mọi người trong cơn hoạn nạn, ốm đau; cảm thông sâu sắc với
những nỗi khổ cực, bất hạnh của người khác. Những mong muốn này
thường được các em ý thức rõ ràng, song đôi khi cũng chưa được ý thức
một cách đầy đủ. Hơn nữa, các em còn có tính bồng bột, thiếu chín chắn
trong suy nghĩ và thiếu thận trọng trong công việc. ...