Danh mục

Đặc điểm từ ghép qua các đoạn trích trong tiếng Việt 4

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 582.46 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu đặc điểm từ ghép qua các đoạn trích trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 4 ở tiểu học là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng liên quan đến mục tiêu phát huy năng lực phát triển vốn từ cho học sinh ở bậc tiểu học. Bài viết trình bày đặc điểm từ ghép qua các đoạn trích trong SGK tiếng Việt 4.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm từ ghép qua các đoạn trích trong tiếng Việt 4 ĐẶC ĐIỂM TỪ GHÉP QUA CÁC ĐOẠN TRÍCH TRONG TIẾNG VIỆT 4 HOÀNG THỊ LÝ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Tìm hiểu đặc điểm từ ghép qua các đoạn trích trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 4 ở tiểu học là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng liên quan đến mục tiêu phát huy năng lực phát triển vốn từ cho học sinh ở bậc tiểu học. Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các đơn vị từ ngữ mà cụ thể đây là từ ghép với đặc điểm nội dung và phong cách văn bản có thể góp phần phục vụ việc giảng dạy từ ghép trong nhà trường theo quan điểm giao tiếp. Từ khóa: từ ghép, Tiếng Việt, năng lực, học sinh, giao tiếp1. ĐẶT VẤN ĐỀTìm hiểu đặc điểm từ ghép qua các đoạn trích trong Tiếng Việt ở tiểu học là một vấn đề có ýnghĩa quan trọng liên quan đến mục tiêu phát huy năng lực phát triển vốn từ cho học sinh ởbậc tiểu học. Bởi lẽ, hiểu được đặc điểm cấu tạo và đặc điểm chức năng của từ ghép sẽ giúphọc sinh hiểu được vai trò của các loại từ ghép trong chức năng cấu tạo văn bản và qua đócũng phần nào hiểu được dấu ấn phong cách văn bản. Từ đó, giúp học sinh có ý thức lựa chọnsử dụng từ ghép đúng về đặc điểm hình thức và phù hợp với tính huống giao tiếp của từngloại văn bản.Tìm hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị từ ngữ mà cụ thể đây là từ ghép với đặc điểm nội dungvà phong cách văn bản có thể góp phần phục vụ việc giảng dạy từ ghép trong nhà trường theoquan điểm giao tiếp. Chúng tôi chọn ngữ liệu trong SGK Tiếng Việt 4 làm đối tượng khảo sátvì ở khối lớp này lượng từ ghép chứa đựng trong các văn bản được mở rộng nhiều hơn so vớicác lớp trước. Văn bản đọc có dung lượng lớn, nội dung phong phú và đa dạng, thể hiện mụcđích phát triển năng lực tiếp nhận và sử dụng từ ghép cả về chất và lượng,… là những điềukiện thuận lợi cho việc khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạyhọc, sử dụng lớp từ này trong giao tiếp.2. ĐẶC ĐIỂM TỪ GHÉP QUA CÁC ĐOẠN TRÍCH TRONG SGK TIẾNG VIỆT 42.1. Đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của từ ghép trong các đoạn tríchVấn đề cấu tạo từ ghép trong tiếng Việt vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Phù hợp với việc dạyhọc từ ngữ ở tiểu học, chúng tôi chấp nhận cách “phân loại từ ghép dựa vào quan hệ chứcnăng của các yếu tố cấu tạo” [1, tr. 79] (thể hiện rõ trong SGK): từ ghép có quan hệ đẳng lậpvà từ ghép có quan hệ chính phụ. Bên cạnh đó, các tiểu loại của mỗi kiểu từ ghép này lại đượcxem xét theo đặc điểm từ loại và theo quan hệ ngữ nghĩa của các thành tố cấu tạo.Qua khảo sát và thống kê từ các văn bản trong SGK Tiếng Việt lớp 4, chúng tôi thu được mộtkhối lượng lớn các từ ghép với nhiều kiểu dạng khác nhau. Những mô hình cấu tạo từ ghépđược dùng phổ biến trong các đoạn trích của SGK Tiếng Việt 4 thể hiện như sau: Bảng 1. Kiểu dạng các từ ghép trong SGK Tiếng Việt lớp 4 Kiểu dạng Số lượng Tỉ lệ % Đẳng lập 149 14,8 Chính phụ 861 85,2 Từ ghép 1010 100Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 603-610604 HOÀNG THỊ LÝ2.1.1. Từ ghép đẳng lập“Là loại từ ghép được hình thành bằng cách kết hợp hai hay nhiều yếu tố lại với nhau, các yếutố trong đó được tồn tại bình đẳng, không phụ thuộc vào nhau”[6, tr. 60]. Xét về mặt quan hệý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy: hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau; hoặc các thành tốgần nghĩa nhau; hoặc các thành tố trái nghĩa nhau.Mô hình chung: Y1+ Y2 + Yn(Y1, Y2, Yn là các yếu tố cấu thành từ ghép)Đây là mô hình chung mang tính chất khái quát. Trong ngữ liệu được chọn làm đối tượngnghiên cứu chỉ xuất hiện loại từ ghép đẳng lập gồm hai yếu tố - tức hai từ tố.Ví dụ: nói cười, cuốc cày, xóm làng, đất nước…Trong các từ này ý nghĩa của nó bao giờ cũng mang tính khái quát chung của cả tổ hợp chứkhông phải là sự cộng lại ý nghĩa của các từ tố. Nếu tách rời khỏi tổ hợp, mỗi từ tố lại có khảnăng trở thành một từ đơn độc lập. Kiểu từ ghép đẳng lập nếu tiếp tục phân chia sẽ có các tiểuloại nhỏ hơn.2.1.1.1. Từ ghép đẳng lập gốc danh từ (kiểu D1+D2)Đây là các từ ghép được cấu tạo từ hai thành tố chỉ những sự vật cùng phạm vi sự vật, hiệntượng, thời gian, không gian…Ví dụ: “gò đống, gió mây, núi rừng, đất nước, hươu nai, quần áo, giày dép, cha mẹ, sách vở,ngày đêm”… [5, tr. 66-111]Nếu xem xét riêng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố tạo từ, có thể tiếp tục phân chiathành các t ...

Tài liệu được xem nhiều: