Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Dầu rái
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Dầu rái DẦU RÁI Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don, 1831 Tên đồng nghĩa: Dipterocarpus philippiensis Forw., 1911 Tên khác: Dầu con rái, Dầu nước, Dầu sơn, Mậy nhang (Lào) Họ: Dầu - Dipterocarpaceae Tên thương phẩm: Gurjul, oleoresin of gurjulHình thái Cây gỗ lớn, thân trụ thẳng,phân cành muộn, cao 40-45m,đường kinh đạt tới 2m hay hơn.Vỏ lúc non dày, màu xám trắng;khi già mỏng, màu xám nâu, nứtdọc nhẹ. Cành màu nâu đỏ, cóvết vòng lá kèm và có lông màuxám hay hung đỏ. Lá đơn mọc cách, mặt trênmàu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặtdưới xanh nhạt có lông mịn,phiến lá hình bầu dục thuôn,kích thước 16-25x5-15cm, đầunhọn, gốc tù hay hình tim. Ởcây non lá có lông, sau nhẵn;gân bên 18-31 đôi, nổi rõ ở mặtdưới; cuống lá dài 4-8cm,mảnh; lá kèm bao chồi búp màu Dầu rái - Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Donđỏ, dài 15-20cm, rộng 2-4cm,phía ngoài có lông. Cành mang là và quả Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng chùm đơn, có lông, dài 10-18cm, mang 6-8 hoa khôngcuống. Lá đài có ống dài 17mm, phía ngoài có 5 gờ dọc, cánh hoa màu hồng, nhẵn, dài 5cm,nhị nhiều (khoảng 30). Quả có ống đài bao bọc toàn phần, dài 3-4cm, rộng 2,5-2,8cm, có 5 gờ lớn chạy dọc, khinon màu xanh; trên đầu mang các cánh do lá đài phát triển, với 2 cánh lớn dài 20- 23cm, rộng3-4cm, có 3 gân gốc màu đỏ, khi già quà và cánh chuyển sang màu cánh dán.Các thông tin khác về thực vật Ở nhiều tỉnh Miền Nam, nhân dân địa phương thường dùng tên dầu rái để chỉ một số loàicây cho nhựa dầu. Ba loài thường bị nhầm lẫn là: 1/ Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) đã giới thiệu ở trên. 2/ Dầu mít hay dầu cát (Dipterocarpus costatus Gaertn.). Thân giống như dầu rái nhưng lánhỏ hơn (chiều dài chỉ 8-14cm, rộng 5-7cm); quả cũng nhỏ hơn và chỉ có 5 gờ nhỏ chạy dọctheo quả. 3/ Dầu song nàng hay dầu nước (Dipterocarpus dyeri Pierre). Có lá rất to, dài đến 40cmhay hơn, quả cũng lớn hơn quả dầu rái và chỉ có 5 gờ ở phần trên của quả, chứ không chạydọc suốt chiều dài của quả như ở dầu rái và dầu mít.Phân bốViệt Nam: Cây phân bố rộng ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trởvào Nam; trên các đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và Côn Đảo(Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng có dầu rái mọc. Tập trung nhất ởcác tỉnh Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương,Tây Ninh. Hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc như Hà Nội,Nghệ An, Thanh Hóa…Thế giới: Dầu rái phân bố ở các nước Nam và Đông Nam Á. Cácnước có dầu rái phân bố nhiều là: Lào, Thái Lan, Philippine,Malaysia, Indonesia.…Đặc điểm sinh học Dầu rái ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, với các điều kiện:Nhiệt độ bình quân 25-270C, tổng lượng mưa bình quânhàng năm 1.500-2.200mm; ẩm độ trung bình năm: 75-85% Phân bố của dầu rái ở Việt Namvà hàng năm có mùa khô kéo dài 4- 6 tháng. Thường gặp dầu rái ở vùng chuyển tiếp giữa kiểu rừng kín lá rộng thường xanh sang kiểurừng khô rụng lá theo mùa. Trong rừng, dầu rái thường mọc cùng các loài cây họ Dầu khácnhư: vên vên, sao đen, dầu mít, dầu lá bóng… tạo thành kiểu rừng kín thường xanh ưu thế câyhọ Dầu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thường gặp dầu rái phân bố ở điều kiện địahình tương đối bằng phẳng, trong các thung lũng hoặc ven sông, ven đường đi. Cây ưa đất ẩm, sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, độpH 4,5-5,5. Thường gặp dầu rái mọc trên các loại đất xám, đất phù sa cổ và đất feralít pháttriển trên phiến thạch sét hoặc granit. Cây có khả năng chịu được ngập úng trong thời gianngắn, nên rất hay gặp dầu rái mọc bên bờ các con sông thưòng có lũ lụt trong mùa mưa nhưsông Mê Kông, sông Đồng Nai… Dầu rái trưởng thành ưa sáng mạnh, nhưng ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi cây lại cần chebóng khoảng 50%. Mùa quả cây cho nhiều hạt, Hạt rụng xuống gặp đất ẩm là nảy mầm ngay.Nhưng hạt sẽ nhanh chóng mất khả năng nảy mầm, vì có lượng dầu cao. Tái sinh mạnh ở độtàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8. Tái sinh chồi kém so với nhiều loài khác trongcùng chi Dầu (Dipterocarpus) khác. Hoa nở tháng 11-12, quả chín vào tháng 4-5.Công dụngThành phần hoá học: Dầu rái là loài cây cho loại dầu nhựa (oleo- résin) chủ yếu ở các nước Đông Dương, trongđó có Việt Nam. Chất dầu nhựa của dầu rái chứa 50-70% tinh dầu và 30-40% chất nhựa(resin). Nếu để ở trạng thái tĩnh sẽ phân thành 2 lớp, lớp trên lỏng, màu nâu, trong suốt, lớpdưới đặc quánh có màu trắng đục. Tinh dầu có tỷ trọng ở 200C là 0,930, chỉ số chiết quang ở200C là 1,502, chỉ số carbonyl: 0; chỉ số acid: 0,8-1,3; chỉ số xà phòng: 9-10 và chỉ số iod đạt566. Nhựa có chỉ số acid: 2,6, chỉ số xà phòng 23,5, chỉ số ester: 20,9 và chỉ số iod: 70,0.Công dụng: Dầu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông lâm ngư Lâm nghiệp Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp Dầu ráiGợi ý tài liệu liên quan:
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 257 0 0 -
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 158 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 100 0 0 -
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 98 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
4 trang 85 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 49 0 0 -
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 trang 45 0 0 -
Sổ tay - Hướng dẫn khai thác gỗ tác động thấp
12 trang 43 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
Làm thế nào để xác định tuổi của cây
20 trang 41 0 0 -
Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo
3 trang 40 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 37 0 0 -
59 trang 29 0 0
-
65 trang 29 0 0
-
2 trang 29 0 0
-
Ứng dụng rong câu cải thiện chất lượng nước nuôi tôm
2 trang 28 0 0 -
SPIROCY - Đặc trị bệnh phân trắng
1 trang 28 0 0 -
Đặc điểm sinh học cá Bống Tượng
2 trang 28 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lâm nghiệp năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 28 0 0