Danh mục

Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Mây nếp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Mây nếp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Mây nếp MÂY NẾP Calamus tetradactylus Hance, 1875 Tên đồng nghĩa: Calamus bonianus Becc.,1910; C. tetradactylus Hance var. bonianus (Becc.) Gagnep. & Conrard, 1937; C. cambojensis Becc.,1910. Tên khác: Mây tắt, mây ruột gà, mây vườn Họ: Cau dừa - Palmae Tên thương phẩm: White rattanHình thái Cây leo mọc thành bụi, vớinhiều thân khí sinh, có thân ngầmgiống “củ gừng” nhưng rất cứng vàđen như sừng. Thân khí sinh chỉ tobằng ngón tay, nhưng có thể dài 20-30m, nếu được leo trên cây gỗ.Thân khí sinh không phân nhánh,leo được nhờ các tay mây nằm đốidiện với nách lá. Toàn bộ thân đượcbao bọc trong các bẹ lá màu xanh,có gai. Lá dài khoảng 1m, trônggiống như một lá kép với 14-20 lánhỏ, mọc thành nhóm 2-4 chiếc; bẹlá hình ống, ôm lấy thân; lá nhỏ hìnhmũi mác, dài 15cm, có 3-5 gân hìnhcung, nổi rõ, chạy từ cuống đếnđỉnh. Cây đơn tính khác gốc. Cụmhoa dạng bông mo ở nách lá, dài0,8-1m, có nguồn gốc từ các tay moở phía ngọn. Mỗi cụm hoa có 4-7nhánh, mỗi nhánh lại có rất nhiều Mây nếp - Calamus tetradactylus Hancegié dài 3-4cm, gồm những chùm 3- 1. Thân mang lá; 2. Cụm quả; 3. Quả13 hoa nhỏ màu vàng, có hươngthơm. Quả hình cầu, đường kính 8mm, đầu có mỏ nhọn và núm nhụy tồn tại; vỏ quả có vẩy baobọc, vẩy xếp thành 18 hàng dọc. Khi non quả màu xanh, già màu xám vàng. Mỗi quả có 1 hạthình cầu, đường kính 6mm, khi non hạt màu trắng trắng, vỏ mềm, khi già màu nâu đen, vỏ rấtcứng. Quanh hạt có cùi mọng nước, khi non có vị đắng, khi già cùi hơi ngọt, ăn được.Các thông tin khác về thực vật Loài mây nếp có thể gồm một số đơn vị dưới loài (phân loài, thứ hoặc giống trồng trọt).Nhiều người trồng mây ở huyện Kiến Xương Thái Bình cho rằng, có 2 giống mây nếp: - Mây nếp tía: Khi già gốc mây đỏ tím, sợi săn rất bền, thân dẻo, đẻ nhánh khỏe, chịu hạngiỏi, ưa đất cao, thoát nước, khả năng vươn dài mạnh. - Mây nếp trắng: Thân to, mập hơn, lúc già gốc vẫn trắng, sợi hơi ròn, khả năng đẻ nhánhmạnh, vươn dài, nhiều sợi. Tính chịu đựng của mây trắng yếu hơn mây tía, cần trồng nơi đấttốt mới cho năng suất cao. Người trồng mây ở huyện Vũ Thư (giáp thị xã Thái Bình) lại cho rằng ở Thái Bình có 2giống mây: - Mây tẻ: Lá nhỏ hơn, màu nhạt, quả rất sai, sợi mây màu mỡ gà, dẻo hơn mây nếp. - Mây nếp: Lá to dày, quả to tròn, thưa quả hơn, sợi trắng, giòn. Cần tìm hiểu kỹ cứu các nhận xét trên của người trồng mây trong công tác nghiên cứu tínhđa dạng của loài mây nếp, đặc biệt là với việc chọn giống để gây trồng.Phân bốViệt Nam: Mây nếp phân bố rộng từ Hà Giang, Cao Bằng LạngSơn vào đến Đồng Nai, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh: LàoCai, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Nghệ An,Hà Tinh, Quảng Bình và Quảng Trị.Thế giới: Miền Nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam, Quảng Tây, VânNam, Phúc Kiến), Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Hiện nayTrung Quốc, Lào và Thái Lan cũng đang chú ý phát triểngieo trồng loài mây quí này.Đặc điểm sinh học Đây là loài mây phổ biến nhất của Việt Nam, cả trongtrạng thái hoang dã và trong trồng trọt. Có thể gặp mây nếptừ vùng ven biển đến miền núi cao dưới 800m. Hầu hết cáctỉnh có rừng nhiệt đới thường xanh đều có mây nếp phân bố.Cách đây hàng trăm năm, mây nếp đã được trồng làm hàngrào ở nhiều gia đình thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sôngHồng như: Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên. Khoảng mườinăm gần đây, nhiều tỉnh trung du và miền núi cũng bắt đầu Phân bố của mây nếptrồng loài. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, nhiều tỉnh ở ở Việt Namphía Nam cũng đã bắt đầu trồng mây nếp. Trong rừng tự nhiên, mây nếp phân bố ở độ cao 100-800m, chủ yếu tập trung ở độ cao100-500m. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là nơi sống chủ yếu của loài mây này.Trong rừng nửa rụng lá hay rụng lá hầu như không gặp loài mây nếp. Điều kiện thích hợp chosinh trưởng phát triển của loài mây nếp là: nhiệt độ trung bình năm 20-300C, mùa lạnh khôngcó nhiệt độ quá thấp, nếu xuống dưới 50C, cây có thể bị chết; lượng mưa hàng năm trên1.500mm, lượng mưa càng cao, mây nếp phát triển càng tốt; nhưng cây không chịu được úng,ngập. Rừng có mây nếp mọc thường phải có độ mở tán trên 50%, đất tốt, giàu mùn, độ pH 4,5-6,5. Trong rừng nguyên sinh thường ít gặp mây nếp. Chúng thường mọc trong các khu rừngthứ sinh đã bị khai thác ở các mức độ khác nhau, ở ven rừng và ven suối. Tại vùng Trung du vàĐồng bằng Bắc bộ, mây nếp thường mọc tự nhiên ở các hàng rào quanh nhà. Khi còn non (1-3tuổi) mây nếp là cây ưa bóng, cần có tán che mới sinh trưởng, phát triển bình thường; nhưngsau 4 tuổi, nếu rừng không được mở sáng kịp thời hoặc nếu không leo bám vươn lên đượcngọn các cây gỗ, mây nếp sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết dần. Cây cao 0,5m, trên bẹ lá xuấthiện tay mây để giú ...

Tài liệu được xem nhiều: