Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Quế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Quế QUẾ Cinnamomum cassia J. S. Presl, 1825 Tên đồng nghĩa: Laurus cassia L., 1753; Cinnamomum aromaticum C. Nees, 1831 Tên khác: Quế bì; quế đơn, quế thanh; quế yên bái; ngọc quế; quế quảng; quế trung quốc; mạy quế (Tày); kia (Dao). Họ: Long não – Lauraceae Tên thương phẩm: Chinese cassia, Chinese cinnamon, Cassia lignea, Chinese cassia bark oil, Chinese cassia leaf oil, Chinese cassia bark.Hình thái Cây gỗ, thường xanh,cao 10-20m, đường kính thân25-40(-70)cm; vỏ dày, nhẵn ởcây non, sần sùi ở cây già vàcó màu nâu xám. Các chồinon có lông màu nâu. Lá mọcso le hoặc gần như đối; phiếnlá đơn, nguyên, hình trái xoanthuôn, dài; kích thước 8-25x4-8,5cm; gốc thuôn; đầu nhọn;mặt trên màu xanh lục sẫm,nhẵn, bóng; mặt dưới màuxám tro, hơi có lông mịn lúccòn non; gân chính 3, hìnhcung, nổi rõ ở mặt dưới; gânphụ nhiều, song song; cuốnglá to, dài 1,5-2cm, mặt trên córãnh lòng máng. Cụm hoa dạng chuỳ, mọc Quế - Cinnamomum cassia J. S. Preslở kẽ lá gần đầu cành, dài 7- 1- Cành mang hoa; 2- Hoa; 3- Chùm quả15(-18)cm. Hoa nhỏ; có lôngmịn, màu trắng hoặc vàng nhạt. Bao hoa gồm 6 thùy gần bằng nhau, màu trắng, mặt ngoài cólông mịn. Quả hạch hình trái xoan hay hình trứng, dài 1-1,5cm, được bao bọc bởi đài tồn tại; khi chínmàu đen hoặc tía đậm. Hạt hình trứng, dài 1cm, màu nâu đậm và có những sọc nhạt.Các thông tin khác về thực vật Một số khu vực tại miền Nam Trung Quốc đã đưa quế vào trồng trọt từ rất lâu đời và hiệnvẫn gọi là quế “Rougui” (“Giao chỉ”). Có thể nói, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở nước ta là quêhương của loài quế. Song trên thị trường thế giới, các sản phẩm từ loài quế lại mang tên gọi“Chinese cassia”, “Chinese cinnamon” hoặc “Canellier de Chine”, vì người Trung Quốc đã đưaquế vào sản xuất hàng hoá và bán ra thị trường từ rất sớm. Quế là loài có nguồn gen đa dạng, có thể gồm nhiềugiống, nhiều thứ khác nhau. Do đó cần quan tâm nghiên cứutính đa dạng trong loài quế. Đây là vấn đề có ý nghĩa khoahọc và giá trị thực tiễn cao.Phân bốViệt Nam: Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, BắcGiang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây,Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu.Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, QuảngNinh, Thanh Hoá - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi.Thế giới: Miền Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar. Đã được gâytrồng tại Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ, miền NamHoa Kỳ và Hawaii.Đặc điểm sinh học Phân bố của quế ở Việt Nam Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới 800m. Quế là cây gỗ ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non (1-5 năm tuổi) cây cần được che bóng.Khi trưởng thành cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều, cây sinh trưởng càngnhanh và chất lượng tinh dầu càng cao. Quế ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sựsinh trưởng, phát triển của quế là 20-250C. Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệtđộ thấp (lạnh tới 10C hoặc 00C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-380C. Lượng mưa hàng năm ởcác địa phương trồng quế thường vào khoảng 1.600-2.500mm. Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiếnthạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6),nghèo dinh dưỡng, nhưng thoát nước tốt. Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ tăng trưởng tương đốinhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạtchiều cao trung bình 2,2m (tối đa 2,7m). Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9-7,0m vớiđường kính thân trung bình 20-21cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trongsản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếptục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ. Mùa hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 10-12 hoặctháng 1-2 năm sau.Công dụngThành phần hoá học: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao (1,0-4,0%), còn trong lá và cành non thườngthấp (0,3-0,8%). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặnghơn nước; với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%); ngoài ra còn khoảng 100 hợpchất khác. Tinh dầu từ lá quế thường có màu nâu đậm và thành phần chủ yếu cũng là(E)-cinnamaldehyd (60-90%). Hàm lượng (E)-cinnamaldehyd quyết định chất lượng của tinh dầuquế. Tinh dầu quế thương phẩm trên thị trường thế giới đòi hỏi hàm lượng (E)-cinnamaldehydtrong khoảng 75-95% (ISO: >80% (E)-cinnamaldehyd). Ngoài tinh dầu, trong vỏ quế còn chứatanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy…Công dụng: Bột v ...