Danh mục

Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Thông đuôi ngựa

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.40 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Thông đuôi ngựa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Thông đuôi ngựa THÔNG ĐUÔI NGỰA Pinus massoniana Lam., 1803 Tên khác: Thông mã vĩ, mã vĩ tùng Họ: Thông – Pinaceae Tên thương phẩm: Maweisong pineHình thái Cây gỗ lớn, cao 20-30(-40)m;thân thẳng, tròn; vỏ ngoài màu nâuđỏ, nhưng ở phía gốc lại có màu nâuđen, khi già thường bong ra từngmảng. Cành non màu hung hoặc màuvàng nhạt, nhẵn. Lá hình kim, màuxanh nhạt, tập trung ở đầu cành,mềm, rủ xuống, thường 2 (rất ít khi 3)lá trong một bẹ, dài 12-20cm. Nón cái có dạng gần hình cầu khicòn non, nhưng khi già lại có dạnghình trứng, dài 4-7cm, đường kính2,5-4cm; khi chín có màu hạt dẻ. Hạt màu nâu nhạt, có cánh mỏngdài khoảng 1,5cm.Các thông tin khác về thực vật Một số tác giả Trung Quốc chorằng, thông đuôi ngựa có quan hệ gần Thông đuôi ngựa - Pinus massoniana Lam.gũi với các loài Pinus sylvestris var. 1- Cành mang lá và nón; 2- Lámongolia Litvin; Pinus pumila Reg. vàPinus tabulaeformus Carr. Đây là những loài thông thích hợp với điều kiện khí hậu á nhiệt đớivà phân bố chủ yếu ở các khu vực miền Bắc Trung Quốc.Phân bốViệt Nam: Đã được trồng tại Lạng Sơn (Lộc Bình), Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, TháiNguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An.Thế giới: Thông đuôi ngựa là cây nguyên sản ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây).Đặc điểm sinh học Cây ưa khí hậu á nhiệt đới, thường phân bố ở các khu vực có nhiệt độ trung bình nămkhông vượt quá 21,50C. Cây thích hợp với những khu vực có nhiệt độ không khí trung bìnhnăm trong khoảng 18-21,50C và tổng lượng mưa hàng năm(1.000-)1.500-2.000(-2.500) mm. Tuy vậy, vẫn có thể đưathông đuôi ngựa đến trồng ở những khu vực có nhiệt độ trungbình năm lên tới 22-230C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất25(29)0C; song chúng sinh trưởng kém và dễ bị sâu bệnh. Thông đuôi ngựa ưa sáng, ưa nóng ấm và không chịuđược bóng. Hệ rễ của cây phát triển nhanh và ăn sâu vào đất.Chúng sinh trưởng tốt ở những khu vực có tầng đất mặt sâu,chua (pH 4,5-6) và thoát nước. Tuy vậy, thông đuôi ngựa vẫncó thể mọc trên các vùng đất bạc màu, với tầng đất mặt mỏng,chua và khô hạn. Trên các đồi núi, đất bạc màu với thảm thựcvật ưu thế là sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hass.), chổixuế (Baeckea frutescens L.), mua (Melastoma spp.), Tế guột(Dicranopteris linearis (Burm.) Underw)… đều có thể trồngthông đuôi ngựa. Ở điều kiện đất nghèo kiệt, khô hạn thông đuôi ngựa cósức chống chịu kém hơn so với thông nhựa. Nhưng nếu ởđiều kiện khí hậu và đất đai tương đối thích hợp thông đuôingựa lại sinh trưởng nhanh hơn so với thông nhựa. Trong 10năm đầu tiên, thông đuôi ngựa có tốc độ tăng trưởng trungbình hàng năm đạt khoảng 0,7-0,8m theo chiều cao và 1,3-1,5cm theo đường kính thân. Sinh khối tăng trưởng hàng năm Phân bố của thông đuôi ngựa ởcó thể đạt trung bình 5-10m3/ha. Trong giai đoạn đầu tốc độ Việt Namtăng trưởng của thông đuôi ngựa thường tương đối cao, nhưng ở các giai đoạn sau thì chậmdần. Thông đuôi ngựa thường bắt đầu ra nón ở giai đoạn 5-6 tuổi: Cây thường ra nón vàotháng 4-5 và chín vào các tháng 11-12 của năm sau.Công dụngThành phần hoá học: So với thông nhựa và thông ba lá thì thông đuôi ngựa cho năng suất nhựa thấp hơn. Songvẫn là nguồn cung cấp nhựa để lấy colophan và tinh dầu thông đáng kể. Trong nhựa thông đuôingựa thì hàm lượng tinh dầu có khoảng 30-35%, colophan khoảng trên dưới 60%. Trong láchứa 0,2% tinh dầu và trong nón cái cũng chứa 0,2-0,4% tinh dầu. Thành phần chính trong tinhdầu lá là các hợp chất pinen, còn trong tinh dầu nón cái là limonen.Công dụng: Nhựa thông đuôi ngựa cũng được sử dụng tương tự như thông 3 lá và thông nhựa. Một số địa phương tại miền Nam Trung Quốc đã dùng nhựa thông đuôi ngựa làm thuốcchữa sỏi mật, thấp khớp và mụn nhọt. Gỗ thông đuôi ngựa chứa trên 60% cellulose, nên đây là nguồn nguyên liệu cho côngnghiệp giấy, sợi và gỗ trụ mỏ có giá trị. Tuy có tính chống chịu kém hơn so với thông nhựa và thông ba lá, nhưng thông đuôi ngựavẫn được coi là “cây tiên phong”, là đối tượng trồng rừng trên các vùng đất trống, đồi núi trọc,đất đai cằn cỗi, khô hạn.Kỹ thuật nhân giống, gây trồngNhân giống: Hạt giống cần thu ở những cây mẹ sinh trưởng khoẻ, có hình thái tốt, không sâu bệnh,chưa bị chích nhựa hoặc đang chích dưỡng, ở giai đoạn (8-)10-25(-35) tuổi. Hạt thông đuôingựa rất nhỏ, 1.000 hạt chỉ nặng chừng 13,6-13,8g. Hạt tốt, đem gieo ngay tỷ lệ nẩy mầm có thể đạt 82,5 – 98,5%; nhưng nếu lưu giữ ở điềukiện khô lạnh (nhiệt độ 50C và độ ẩm 13-18%) sau 12 tháng tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 55-60%. Kỹthuật xử lý hạt giống và gieo ươm cũng tương tự như với thông nhựa. Thời vụ gieo hạt thôngđuôi ngựa ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường từ tháng 9-10 đến tháng 1 năm sau ( ...

Tài liệu được xem nhiều: