Danh mục

Đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tìm hiểu đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân - một nhà văn đã quá quen thuộc với bạn đọc và có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẶC SẮC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN QUA TÙY BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Trần Thị Kim Chi Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chương trình môn Ngữ văn nói riêng và giáo dục phổ thông mới nói chung yêu cầu sự liên kết giữa các môn học. Phương pháp dạy học liên môn nên được áp dụng rộng rãi. Người dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để giảng dạy tốt hơn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua từng môn học, bài học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tìm hiểu đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân - một nhà văn đã quá quen thuộc với bạn đọc và có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình mới. Từ khóa: tính tạo hình biểu cảm, liên thông tri thức, tùy bút, Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà Nhận bài ngày 04.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2019 Liên hệ tác giả: Trần Thị Kim Chi; Email: ttkchi@hnmu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Liên thông tri thức là thao tác quan trọng nhất của phương pháp dạy học liên môn.Cách dạy học tích hợp, liên môn trong dạy đọc hiểu một văn bản nghệ thuật thực chất là sựvận dụng những nội dung và phương pháp của các lĩnh vực, các môn học có liên quannhằm đạt hiệu quả tối ưu trong hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông. Về bản chất,liên thông tri thức chính là hạt nhân của tích hợp, là nội dung quan trọng trong việc đổimới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Trongtrường phổ thông, Ngữ văn là môn học có sự liên thông tri thức đa dạng nhất: từ sự hợp lựccủa ba phân môn (Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn) tới tích hợp kiến thức của các mônhọc khác (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân...); từ kiến thức trong cuộc sống xã hội tớicác tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm của thực tiễn... Tác phẩm của Nguyễn Tuân được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn mớilớp 10-12 là truyện ngắn Chữ người tử tù [1], song không riêng gì truyện ngắn, ngay tronglĩnh vực tùy bút, ông từ lâu đã nổi tiếng là một bậc thầy của nghệ thuật sáng tạo ngôn từ.Trong khuôn khổ có giới hạn, bài viết này xin được bàn thêm về khía cạnh đặc sắc ấy củangôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 192. NỘI DUNG Xuất hiện trên đàn văn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 thế kỷ XX, ngay lập tứcNguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình “ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kếttinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết Vang bóngmột thời” [2]. Ngoài truyện ký, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình và viết các chândung văn học. Ông viết về tiếng Việt giàu và đẹp, về Truyện Kiều, về Tú Xương, Tản Đà,Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Thạch Lam, vềDostoyevsky, Sekhov, Lỗ Tấn... Với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực, vớinăng lực thẩm mỹ sắc sảo và lối viết tài hoa phóng túng, những bài viết đó thường giàu trítuệ, có những phát hiện độc đáo, tâm đắc. Tuy nhiên, người ta nhớ đến nhà văn lớn này không chỉ vì phong cách ngông không aitheo được mà còn bởi những ấn tượng đậm nét về thể loại tùy bút - sở trường của nhà văn.Sở dĩ Nguyễn Tuân được mệnh danh “tùy bút gia” của văn xuôi hiện đại Việt Nam vì ởmảng sáng tác này, Nguyễn Tuân “khoe” được cá tính độc đáo đủ đầy nhất; đồng thời ôngchứng tỏ mình thực sự là một bậc thầy ngôn từ mà rất lâu nữa mới có nhà văn khác sánhkịp. “Giới nghiên cứu ca tụng những bữa tiệc ngôn từ trên trang văn Nguyễn Tuân và đềcập đến việc soạn một từ điển ngôn ngữ Nguyễn Tuân bởi những gì ông đã góp vào kho từvựng chung của tiếng Việt. Người ta hiểu rằng cả một vùng trời lung linh ngôn ngữ ấy làtinh kết của một cuộc sống từng trải, si mê góp nhặt từng mảy vàng tiếng mẹ đẻ...” [2]. Tập tùy bút Sông Đà (1960) gồm 15 bài và một bài thơ phác thảo; trong đó, đặc sắchơn cả là tùy bút Người lái đò sông Đà. Tập tùy bút này là kết quả chuyến đi thực tế lênTây Bắc của Nguyễn Tuân những năm 1958 - 1960. Trở lại vùng đất đã từng gắn bó vớiông những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, Nguyễn Tuân như được sống lại vớinhững kỉ niệm thân thuộc và cảm xúc nghệ sĩ lại dâng trào trong tâm hồn ông. Cảnh vật vàcon người Tây Bắc đã có một sức hấp dẫn cuốn hút đặc biệt đối với Nguyễn Tuân. Ông saymê trước vẻ đẹp thơ mộng trữ tình và cả cái hoang sơ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc, tựnhận mình là người “đi tìm thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc” sẵn có trong mỗi conngười lao động bình dị như người lái đò trên sông Đà. Tùy bút Người lái đò sông Đà chấtchứa niềm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: