Danh mục

Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.43 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau, muôn màu muôn vẻ, nhưng đều có thể xếp vào hai nhóm mô hình: mô hình Hoa Kỳ và* mô hình Đức - áo. Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp có quyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức, bài viết góp phần lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp ĐứcTài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau, muôn màu muôn vẻ, nhưngđều có thể xếp vào hai nhóm mô hình: mô hình Hoa Kỳ và* mô hình Đức - áo.Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp cóquyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhấttrên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng củamô hình tài phán hiến pháp Đức, bài viết góp phần lý giải sự thành công của môhình Đức ở các môi trường chính trị, văn hóa khác nhau, điều mà mô hình Hoa Kỳkhông có được.1. Tài phán hiến pháp tập trungTrong mô hình Hoa Kỳ, mọi tòa án đều có nghĩa vụ từ chối áp dụng một đạo luật,nếu thấy đạo luật này vi hiến. Những vị cha lập hiến của Hiến pháp Hoa Kỳ năm1787 cho rằng không chỉ Tòa án tối cao liên bang, mà tất cả các tòa án các cấp củaLiên bang đều có nghĩa vụ vô hiệu hóa các hành vi vi hiến. Nói cách khác, tàiphán hiến pháp ở Hoa Kỳ thuộc về cành quyền lực tư pháp nói chung chứ khôngthuộc riêng về một tòa án nào. Người ta gọi đó là mô hình phi tập trung.Khi Hans Kelsen(1) lần đầu tiên vào năm 1920 giới thiệu mô hình tài phán hiếnpháp áo - Đức, dĩ nhiên ông cũng đã nghiên cứu mô hình Hoa Kỳ. Nhưng nguyêntắc “Nghị viện tối cao” cộng với truyền thống luật thực định lúc đó ở châu Âu cònquá mạnh, nên mô hình phi tập trung không được chấp nhận ở áo năm 1920 cũngnhư ở Đức năm 1949. Vì nếu một tòa án cấp huyện cũng có thể tuyên bố một đạoluật của Nghị viện là vi hiến, thì “lòng tự trọng của Nghị viện” sẽ bị tổn hại ghêghớm và điều này là không thể chấp nhận được đối với các nghị sĩ Đức đươngthời. áo, Đức bấy giờ hệ thống án lệ không mạnh, cũng tương tự như Việt Namhiện nay, nếu chấp nhận hệ thống tài phán hiến pháp phi tập trung sẽ dẫn đến sựtổn hại cho nguyên tắc hệ thống pháp luật thống nhất, vì cùng một điều khoản hiếnpháp sẽ được các tòa án khác nhau giải thích khác nhau dù hai vụ án có nội dung,đặc điểm giống nhau.Hans Kelsen cũng phản đối việc áp dụng mô h ình Hoa Kỳ ở áo vì lý do chất lượngvà quy trình đào tạo thẩm phán. Mô hình phi tập trung đòi hỏi trình độ của tất cảcác thẩm phán phải rất cao, không riêng gì thẩm phán tòa án tối cao. Nhưng ởchâu Âu đầu thế kỷ 20, cũng nh ư Việt Nam hiện nay, các thẩm phán th ường tốtnghiệp luật học, sau đó làm thư ký tòa án một thời gian trước khi được bổ nhiệmlàm thẩm phán. Hans Kelsen tin rằng, các thẩm phán như vậy không có đủ kinhnghiệm và kiến thức để thực thi quyền t ài phán hiến pháp (2). Ngược lại, ở HoaKỳ, muốn đăng ký học chương trình cử nhân luật học, học viên phải tốt nghiệp cửnhân hoặc kỹ sư của một ngành khác. Thêm nữa, tập quán ở Hoa Kỳ th ường bổnhiệm thẩm phán từ các luật sư kỳ cựu chứ không phải từ các nhân viên văn phòngnhư các thư ký tòa án.Thay cho lập luận dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập cứng rắn để đi đến tàiphán hiến pháp như Alexander Halmilton (3) và John Marshall (4) ở Hoa Kỳ, cácluật gia áo - Đức dựa trên quan niệm người bảo vệ hiến pháp (Verfasungshỹter).Người bảo vệ này có thể là một cơ quan chứ không nhất thiết phải là cả hệ thốngtư pháp. Vì thẩm quyền tài phán hiến pháp chỉ thuộc về một cơ quan nên người tagọi mô hình này là mô hình tập trung.Như vậy, mô hình áo - Đức không đòi hỏi những điều kiện ngặt nghèo như:nguyên tắc tam quyền phân lập cứng rắn, tập quán án lệ mạnh, trình độ thẩm phánrất cao như trong mô hình Hoa Kỳ. Đây là một phần căn nguyên giải thích khảnăng xuất khẩu của từng mô hình.2. Tài phán cụ thể và tài phán trừu tượngCác tòa án liên bang Hoa Kỳ chỉ có thẩm quyền tài phán hiến pháp đối với các vụviệc cụ thể đã xảy ra và quyền lợi của các chủ thể trên thực tế đã bị xâm hại bởicác hành vi vi hiến. Tòa án liên bang Hoa Kỳ không xem xét các hành vi vi hiến sẽxảy ra hay có thể xảy ra trong t ương lai. Điều này một phần xuất phát từ triết lý“chân lý luôn mang tính cụ thể” của người Mỹ. Sự tự hạn chế thẩm quyền tài phánđồng thời cũng là một nguyên tắc chung trong hoạt động của tòa án Hoa Kỳ, bởihọ quan niệm nếu làm ngược lại, thì tòa án sẽ ngày càng có khuynh hướng can dựnhiều vào chính trị, ảnh hưởng đến thiên chức độc lập của tòa án. Vì nếu tòa ánthụ lý cả những vụ án trừu tượng, trong đó nguyên đơn chỉ cần nại ra rằng một đạoluật của Nghị viện là vi hiến mà chưa có các sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế,chưa có chủ thể nào bị xâm hại quyền lợi, rất có thể dẫn đến hiện tượng phe thiểusố trong Nghị viện sau khi thất bại trong việc cản trở phe đa số thông qua một dựluật nào đó sẽ sử dụng tòa án như là “Viện lập pháp thứ ba” để tiếp tục cản trở mộtdự luật có hiệu lực. Trong giai đoạn tài phán hiến pháp mới hình thành, nhận thứccủa công chúng về vai trò của nó chưa được rõ ràng, việc trực tiếp tuyên bố mộtđạo luật là vi hiến sẽ đặt cơ quan tài phán đối chọi trực tiếp với lập pháp và hành ...

Tài liệu được xem nhiều: