Danh mục

Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 _3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.79 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là bộ phận quan trọng của văn học thiếu nhi, thơ cho tuổi thơ hơn hai mươi năm đổi mới đất nước cũng mang tính lịch sử - xã hội rất rõ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 _3Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 Là bộ phận quan trọng của văn học thiếu nhi, thơ cho tuổi thơ hơn hai mươi nămđổi mới đất nước cũng mang tính lịch sử - xã hội rất rõ. Sự cộng hướng với những thayđổi trong quản lí văn hóa, kinh tế, tâm lí, thị hiếu độc giả… đã mang đến cho mảng sángtác này những chuyển biến đáng kể trên cả hai mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nếuchia văn học thiếu nhi từ 1986 đến nay thành ba giai đoạn: 1986-1995, 1995-2005 và từ2005 đến nay thì ở mỗi chặng đường, thơ cho các em cũng có những vận động để kiếmtìm những phương thức phản ánh mới, trong đó có sự trở trăn đi tìm hình ảnh con ngườimới - những mẫu phác thảo in đậm dấu ấn của “lắng đọng suy tư và cảm xúc”, của khátkhao “vượt ra biển lớn” mà vẫn “hết sức thủy chung với phong cách nghệ thuật viết chothiếu nhi là sáng về nhận thức và trong về nghệ thuật”(1). Trong khuôn khổ bài viết, chúngtôi chú trọng nhận diện những thay đổi về mặt thi pháp của thơ thiếu nhi đương đại qua 4đặc trưng chủ yếu sau đây: 1. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người Trong hành trình tìm về với miền ấu thơ, tìm lại một ánh mắt “trong veo”, khoảnhkhắc đất trời và nỗi nhớ cũng “trong veo”, cùng với đội ngũ viết văn xuôi, các nhà thơ đãxây dựng nên một thế giới nhân vật lung linh sắc màu cuộc sống. Những “con người củahôm nay”, “cái hôm nay” sống dậy trong những trang thơ, mang theo khát vọng, ước mơvà cũng phản chiếu rõ nét một góc nhìn tinh tế về thời kì Đổi mới. Thơ ca cho các em làsự tiếp nối những quan niệm nghệ thuật sâu sắc của giai đoạn trước theo một phương thứcphản ánh sáng tạo trong cái nhìn ấm áp, nhân hậu và đầy tinh thần trách nhiệm về một thếhệtrẻ thơ của thời đại mới. Thơ mang dáng vóc của những nét chạm khắc tinh tế, những ấn tượng sâu sắc vềhình tượng nhân vật thiếu nhi - những con người mới, những mầm non mới. Từ một“thằng Nhóc phố tôi” đến một “em bé bán vé số”, từ góc quay cận cảnh nét bối rối củacậu bé trước giờ thi đến nỗi lo sợ vu vơ của cô con gái rằng đọc sách nhiều sẽ... cận thị,văn học hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải cuộc sống trong sự xoay chiều, cộng hưởng âmthanh đời thường với mạch nguồn xúc cảm trong trẻo về trẻ thơ. Không ít nhân vật trữ tình trong thơ gắn với từng mảnh hiện thực cuộc sống lemluốc, không tên. Trong Chia chữ (Trần Hoàng Vy), người viết lặng lẽ dõi theo số phậnmột thằng bé bán vé số được người ta nhặt về nhân “một lần cầu thực” và “lớn lên suốttháng năm cơ cực”. Những câu hỏi như vọng về, như níu kéo, có chút đắng đót pha lẫnniềm thương cảm: “Em bán may mắn cho người - còn may mắn em đâu?” để rồi cứ bámriết, dằn níu người ta đến “bạc nửa mái đầu”... Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ thời kì này thể hiện rõ ởnhững trở trăn về thân phận, những câu hỏi lớn mà cả một thời đại đang hối hả đi tìm lờigiải đáp. Sự xâm nhập của chất văn xuôi mang đến một không khí phảng phất tự sự. Lối“kể” ở những bài thơ này đã tái hiện bức chân dung khá trọn vẹn của những em bé “mẹcha không, áo không lành áo”, “nhiều hôm nắng lụi, chiều tàn - Rã tay. Mỏi cẳng. Túihoàn rỗng không”. Con người đóng đinh trên phông nền hiện thực ấy cũng đa diện, nhiềusắc màu. Song đi hết mọi nẻo đường thơ, người đọc vẫn luôn tìm thấy một thế giới ắp đầykhát vọng. Những ước mơ chưa bao giờ tắt, những ngọn lửa yêu thương vẫn hoài nóngấm níu giữ không gian thơ. Độc giả của thời kì này thường nghĩ đến sự “đối lập” của haimảng màu cuộc sống được thể hiện qua thế giới nhân vật, qua tâm điểm “con người”. Đólà sự côi cút, lạc lõng của những thân phận hẩm hiu và sự ấm áp, hạnh phúc của những embé sống trong vòng tay yêu thương gia đình. Nhưng có lẽ nên nhìn nhận sự tái hiện nàytrong trường “đối thoại”. Những lát cắt cuộc sống, dù ở góc độ nào, cũng đều chan chứayêu thương và chia sẻ, gọi dậy một cảm nhận trong trẻo, ngọt lành về tuổi thơ, về nhữngđiều riêng - chung trong số phận và tính cách. Trong yêu thương của bố, trong sự vỗ vềcủa mẹ hay lời ru ấm áp của bà, trẻ thơ lớn lên với trọn vẹn ước mơ (Với con – NguyễnCông Dương, Chuyện về năm quả cam – Phạm Đình Ân, Bà nội bà ngoại – NguyễnHoàng Sơn, Con đi, ba mẹ dắt hai tay – Đặng Hấn,…). Nhưng, ở một góc nào đó, củathơ, của đời, những “thằng Nhóc phố tôi” vẫn tràn ngập trong hồn một khát khao thầmvụng: “Có chăng Tiên, Bụt trên trời? - Biết không, thằng Nhóc phố tôi mơ gì? - Một lầnNhóc kể tôi nghe - Nó mơ Tiên, Bụt kêu về... đấm lưng”. Giống như truyện, con người trong thơ thiếu nhi 1986 đến nay cũng được phản ánhqua cái nhìn đa chiều, trong sự đa dạng các mối quan hệ của nhân vật trữ tình. Con ngườihiện diện trong tâm cảnh của những bộn bề, những cơn sóng cuộc đời xô đẩy, lấm láp vớiáo cơm, với nỗi đau tinh thần - hệ quả của một xã hội hiện đại. Đời sống nội tâm của trẻthơ cũng được khắc họa, khám phá bằng những nét vẽ tinh tế. Nhà thơ lắng nghe và đónbắt từng cung bậc tình cảm, đọc thấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: