Danh mục

Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.69 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở một đề tài “cũ mèm” nhưng đánh thức được những cảm nhận mới, những hình dung mới về loài vật, các nhà thơ đã mang đến một sự đa diện trong thế giới nhân vật thơ thiếu nhi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 Ở một đề tài “cũ mèm” nhưng đánh thức được những cảm nhận mới, những hình dungmới về loài vật, các nhà thơ đã mang đến một sự đa diện trong thế giới nhân vật thơ thiếu nhi.Đằng sau đó là sợi dây kết nối những tâm hồn đồng điệu, những tấm lòng trẻ thơ yêu loài vật,khát khao khám phá thế giới xung quanh mình. Đôi khi, bên cạnh những phác thảo về loàivật và ngay trong dáng vóc của các nhân vật - loài vật, ta bắt gặp chính hình ảnh của các em(Chó mèo kết bạn – Trần Ngọc Tảo, Con lật đật – Đặng Hấn, Con sâu đo đi tết – Trần MạnhHảo, Cuốc con học bài – Nguyễn Văn Chương, Mèo con - Lưu Thị Bạch Liễu, Con chuồnchuồn ớt - Xuân Nùng,…). Hơn bất kì không gian nào, với những người bạn nhỏ đáng yêuxung quanh mình như chú cún, vịt con, gà mái mơ..., trẻ sống thật với những xúc cảm hồnnhiên, biết yêu thương và chia sẻ. Cùng với những sáng tác về thế giới loài vật, một mảng đề tài thu hút nhiều sự quantâm của đội ngũ làm thơ cho các em lúc này và cũng có được những thành tựu đáng ghinhận: Đề tài đạo đức với những định hướng giáo dục giàu tính thẩm mĩ. Theo đánh giá của nhà thơ Hoài Khánh, “tư duy của người làm thơ hôm naychuyên nghiệp hơn, vì có học vấn hơn nên cách viết khôn ngoan hơn. Đề tài cũng mởmang hơn nếu trước đây ta chỉ có thơ gieo vần hay nội dung thường là các bài học luânlí... Thơ bên cạnh tiếng nói tình cảm còn là vẻ đẹp được khúc chiết trong một tứ nhất định.Các bài học trước đây còn nặng về tính giáo dục, áp đặt thì nay đã ẩn đi, tính tư tưởng rõnét hơn, vượt qua tính giáo dục”. Người được gọi là “ông hộ pháp” của thơ thiếu nhi - nhàthơ Cao Xuân Sơn - thì tự bạch: “Mấy chục năm “dan díu” với thơ, tôi thấy mỗi khi viếtxong một bài thơ đắc ý cho thiếu nhi là những phút giây mình gần với... thần thánh nhất”.Cái tứ thơ trong bài Mở sách ra là thấy in trong tập mới nhất - Mèo khóc chuột cười -được gợi ý từ một nỗi lo sợ vu vơ của con gái tác giả. Trong bài này, người viết tìm cách“dụ dỗ” cháu bé đọc sách bằng cách kích thích trí tò mò vốn có của trẻ con: Đôi khi kẻđộc ác - Lại không là cọp beo - Cũng đôi khi đói nghèo - Chưa hẳn người tốt bụng... Có lẽ vì thơ khởi đi từ những điều bình dị như thế nên những lí lẽ trong thơ cũngđược gieo trên mảnh đất tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên. Từ triết lí hiện đại, không tiếptục đồng nhất với mô típ cổ tích xa xưa kẻ độc ác - cọp beo, người đói nghèo - tốt bụng,nhà thơ đi đến kết thúc bằng cách “chữa” lại quan niệm sai lầm “đọc sách nhiều thì cậnthị” của cô con gái nhỏ: Ta “đi” khắp thế gian Chỉ bằng hai con mắt Sẽ “cận thị” suốt đời Những ai không đọc sách! Trong sự xâm thực ồ ạt của vô tuyến truyền hình, internet và các trò chơi điện tử,của các hình thức truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, hơn lúcnào hết, văn học cho thiếu nhi lúc này càng phải có sứ mệnh chuyển tải những thông điệpvề giáo dục, về lòng yêu thương con người và cả những định hướng lĩnh hội giá trị vănhóa của xã hội. Đề tài đạo đức vốn sống bền bỉ trong thơ nay càng được khai thác nhiềuhơn, đi vào chiều sâu hơn; ở đó có những bài học vỡ lòng về giao tiếp (Lời chào - NguyễnTiến Bình), sự chia sẻ và tri ân (Với con về cô mẫu giáo – Đặng Nguyệt Anh), về tinhthần, thái độ mỗi khi mắc lỗi lầm (Xin lỗi - Nguyễn Thị Chung),… Đất đi chơi biển (Phạm Đình Ân) là tập thơ có nhiều sáng tạo trong việc khẳng địnhchức năng giáo dục của thơ cho trẻ em hôm nay: Viết cho các em để giáo dục lòng yêu đất,yêu quê bằng một cái nhìn ngộ nghĩnh trẻ thơ là chuyến “du lịch” kì thú của một… nắmđất. Bài học về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước được người viết gửi đến cácem một cách tự nhiên, sinh động, không khô cứng, áp đặt vì thế dễ nhận được sự đồng cảm,chấp nhận ở trẻ, làm giàu tâm hồn và nhân cách trẻ thơ. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạora những tứ thơ, hình ảnh thơ rất độc đáo, bắt mắt trong thơ Lê Hồng Thiện: Bé khép cửalại/ Nhốt nắng trong nhà/ Nắng lại trốn ra/ Dịu dàng nắng nói/ Ở trong bóng tối/ Tôi chẳngưa đâu (Bé và nắng). Không ngây thơ, hồn nhiên một cách giả dối, sống sượng, người viếtđã nhìn cuộc sống bằng chính đôi mắt trẻ thơ để nói tiếng nói của chính tâm hồn và trí tuệcác em. Bài học đạo đức trong thơ đã có sự kết hợp giữa sự thơ ngây, hồn nhiên với nhữngý tứ sâu sắc của bài học làm người. Có cảm giác mối quan hệ giữa văn học thiếu nhi với trẻem hôm nay vừa là thầy vừa là bạn. Là bạn để biết được sở thích, tâm lí, nhận thức và baomặt đời thường của các em để từ đó nói lên được những điều mà các em quan tâm, trăn trở.Là thầy để giúp đỡ, hướng đạo cho các em đi tới. Theo đó, mỗi nhà văn viết cho lứa tuổithơ đồng thời là một nhà sư phạm. Với đề tài đạo đức, có cảm giác người viết lặng lẽ như một người giữ lửa cho nhiềuthế hệ trẻ thơ. Ngọn lửa ấy vẫn thắp lên những khát vọng, những kinh n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: