1.2.3. Điều trị bằng insulin: * Các loại insulin được sử dụng: - Insulin thường: tác dụng nhanh; nếu TDD có tác dụng sau 15-30 phút, tác dụng tối đa sau 1 giờ, kéo dài 4-6 giờ, nên được tiêm trước ăn 20-30 phút. Tiêm bằng nhiều đường (TM, TB, TDD, trong phúc mạc), mỗi cách tiêm có thời gian tác dụng khác nhau, dùng ống tiêm, bút tiêm. - Insulin trung gian (NPH) (tác dụng kéo dài 8 giờ và
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 8) ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 8) 1.2.3. Điều trị bằng insulin: * Các loại insulin được sử dụng: - Insulin thường: tác dụng nhanh; nếu TDD có tác dụng sau 15-30 phút, tácdụng tối đa sau 1 giờ, kéo dài 4-6 giờ, nên được tiêm trước ăn 20-30 phút. Tiêmbằng nhiều đường (TM, TB, TDD, trong phúc mạc), mỗi cách tiêm có thời giantác dụng khác nhau, dùng ống tiêm, bút tiêm. - Insulin trung gian (NPH) (tác dụng kéo dài > 8 giờ và < 24 giờ). Tác dụngsau 1-2 giờ, tối đa 4-5 giờ. - Insulin NPH hỗn hợp: được trộn giữa insulin nhanh và insulin trung gianloại NPH. Tên thị trường là Mixtard 30 HM, Scillin 30 (insulin người sinh tổnghợp)... Thuốc bắt đầu tác dụng sau 30 phút chích, tác dụng tối đa 2-8 giờ, kéo dài24 giờ. Mixtard 30 HM Penfill cũng tương tự như vậy. - Insulin tác dụng trung gian có kẽm: thời gian tác dụng trong vòng 6-36giờ. Điểm bất lợi là gây đau chỗ tiêm, nên phải tiêm ở đùi và mông. - Insulin tác dụng chậm: không dùng trong bút tiêm, bắt đầu tác dụng 2 giờ30 sau chích, tối đa 7-15 giờ, kéo dài 24 giờ, ví dụ như Monotard HM. - Insulin tác dụng rất chậm (ultra lente): tác dụng kéo dài 36 giờ. - Tế bào β tiết insulin: mỗi tế bào có 10.000 hạt hay nhiều hơn, mỗi hạtchứa 200.000 phân tử insulin, và insulin chỉ được phóng thích vào máu khiglucose máu cao sau ăn. * Cách tiêm và đường tiêm: thông thường bằng đường TDD, trường hợpbiến chứng cấp như hôn mê toan ceton hoặc tăng thẩm thấu thì truyền TM, tiêmTM. Chú ý: Chỉ có insulin nhanh là có thể tiêm bằng đường TM, còn các loạitrung gian, chậm, kẽm thì không dùng đường TM. * Cách bảo quản insulin: insulin ổn định ở nhiệt độ từ 7-27°C, tuy nhiên tốtnhất nên bảo quản 4-8°C, không nên tiêm ngay sau khi lấy từ tủ lạnh ra. * Tác dụng phụ insulin: - Hạ glucose máu. - Phản ứng miễn dịch do điều trị insulin: Dị ứng insulin, dưới dạng mề đay.Hiện nay hiếm gặp vì đã có loại insulin bán sinh học hay insulin người. - Đề kháng insulin. - Loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm: có 2 biểu hiện: teo mô mỡ dưới da; phìđại mô mỡ dưới da vẫn còn là vấn đề khó tránh. - Tăng glucose máu mâu thuẫn: hiệu ứng Somogyi: quá liều insulin làm hạglucose, gây kích thích các hormon làm tăng glucose máu (catecholamin, cortisol,glucagon), càng làm nặng thêm các biến chứng. - Phù: do giữ muối giữ nước. * Chỉ định điều trị insulin: - ĐTĐ týp 1: điều trị thay thế suốt đời. - ĐTĐ týp 2: điều trị tăng cường hay vĩnh viễn tùy thuộc vào biến chứnghay bệnh phối hợp. - ĐTĐ thai nghén. * Phác đồ điều trị insulin: - Đối với insulin nhanh: chỉ định trong trường hợp cấp cứu như hôn mêtoan ceton, hôn mê tăng thẩm thấu (truyền TM, bằng seringue chuyền hoặc bơm). Ngoài ra insulin nhanh thường được chỉ định khi glucose máu dao động,khó kiểm soát. Tiêm dưới da trước ăn 30 phút. Tiêm nhiều lần, hoặc tiêm 2 mũihoặc 3 mũi nhanh trước bữa ăn, hoặc phối hợp thêm với insulin chậm hoặc hỗnhợp vào buổi tối. - Đối với insulin NPH: hoặc chỉ định trong ĐTĐ mà glucose máu ổn định,cần tiêm 2 mũi/ngày: 1 buổi sáng và 1 vào buổi chiều. Hoặc phối hợp với insulinnhanh trong kỹ thuật 3 hoặc 4 mũi tiêm: trung gian tiêm vào tối, insulin nhanh thìtiêm sáng, trưa và tối. - Đối với insulin NPH trộn lẫn: Loại này được sử dụng theo 2 cách sau: + Kỹ thuật 2 mũi tiêm/ngày: tiêm 2 mũi trộn lẫn, chọn loại trộn lẫn này vớimục đích là loại nhanh làm giảm nhanh glucose máu sau ăn, còn loại chậm tácdụng cả ngày (mũi ban ngày) và suốt trong đêm đến sáng (mũi ban đêm). + Kỹ thuật 3 mũi: insulin nhanh tiêm buổi sáng và buổi trưa, mũi trộn lẫntiêm vào trước ăn buổi tối, kỹ thuật này hiệu quả hơn 2 mũi. - Đối với insulin chậm. Kỹ thuật tiêm 1 mũi; chỉ định đối với bệnh nhânĐTĐ có nhu cầu insulin tương đối không nhiều lắm. 1.2.4. Thuốc ức chế miễn dịch: Điều trị ức chế miễn dịch trong ĐTĐ týp 1 ở giai đoạn mới khởi phát làmột tiến bộ. Mặc dù có vài trường hợp lui bệnh hoặc giảm nhu cầu insulin, phầnlớn bệnh nhân biểu hiện không dung nạp đường. Loại ức chế miễn dịch đặc hiệunhất là KT đơn dòng, chống đặc hiệu trên sự sản xuất tế bào T. Một vài thuốc không nhằm ức chế miễn dịch như Probucol có xu hướnglàm mất gốc tự do, và Nicotinamide ức chế sự tổng hợp Poly (ADP ribose) (mộtloại men phục hồi sự thương tổn NAD) nhằm làm suy yếu tế bào cung cấp NAD. ...